Quốc tế

Pantsir-S gia cố phòng thủ Serbia khi NATO lôi kéo

Theo Sputnik, phòng không Serbia chuẩn bị được gia cố sức mạnh bằng hệ thống pháo - tên lửa Pantsir-S do Nga sản xuất.

Việc bàn giao đã được sẵn sàng theo hợp đồng được Nga và Serbia ký kết trước đó. Mặc dù vậy, nguồn tin vẫn bảo mật số lượng và thời điểm cụ thể Pantsir-S được chuyển giao.

Việc Pantsir-S Nga chuyển giao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi lực lượng phòng không Serbia cũng bị đánh giá là quá yếu kém với thành phần chủ lực là 32 bệ phóng tên lửa phòng không thế hệ cũ từ thời Liên Xô là S-125 (SA-3) Neva-M1T; 53 hệ thống SK12 (SA-6) Kub-M2 Liên Xô, được hiện đại hóa vào năm 2015.

Ngoài ra, nước này còn có một số lượng không rõ các hệ thống vác vai tầm thấp thuộc dòng 9K38 Igla-S (SA-16 và SA-18) từ Liên Xô và một số hệ thống pháo tự động Bofors 40 mm của Thụy Điển để bảo vệ các căn cứ không quân.

Hệ thống Pantsir-S.

Đây là những món quà miễn phí mà Moskva dành cho Beograd.Trước khi nga công bố sẵn sàng chuyển giao hệ thống Pantsir-S, Trưởng Phòng Hợp tác Quân sự và Hợp tác Kỹ thuật Nga Dmitry Shugayev nói rằng Nga đã hoàn thành việc chuyển giao 6 máy bay MiG-29 đến Serbia.

Ngoài Mikoyan, Serbia cũng đã nhận được hỗ trợ từ Nga bằng 30 xe tăng T-72 và 30 xe tăng do thám BRDM-2. Ngoài ra, hai bên cũng đã hoàn tất các thảo luận về hệ thống Buk-M1, hệ thống Buk-M2 và hệ thống phòng không Tunguska.

Việc Nga cũng cấp các loại vũ khí tối tân cho Serbia và việc 2 nước ký kết các văn bản hợp tác toàn diện diễn cũng vừa ra sau khi chính quyền Beograd đã có những hành động ủng hộ Nga rõ rệt, khi tuyên bố NATO không nên gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga.

Serbia tuyên bố, Nga không hề có bất kỳ mối đe dọa nào cho an ninh quốc tế, trong khi đó cuộc đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố hiện đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới và Mỹ và NATO cần tập trung vào lĩnh vực đó.

Giới bình luận nhận định, trong thời gian qua, Liên minh châu Âu và NATO đang tăng cường các động thái ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm lôi kéo chính quyền Beograd ngả về phía mình, tạo dựng một khu vực Balkan không ảnh hưởng của Nga.

Do đó, trong thời gian qua Nga cũng tăng cường đầu tư kinh tế, viện trợ quân sự, kết hợp với các hoạt động ngoại giao nhằm lôi kéo nước này thoát khỏi vòng vòng tay của EU và NATO.

Chính sách khôn khéo của Nga tại Serbia đã mang lại hiệu quả khi nước này tuyên bố không gia nhập NATO và cân nhắc khởi kiện khối quân sự này vì tội ác chiến tranh Kosovo.

Theo Tuấn Vũ/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo