Quốc tế

Pháo hạt nhân Mỹ kết liễu cả thành phố chỉ bằng một phát bắn

Ra đời năm 1953, pháo hạt nhân M65 của Mỹ từng là nỗi khiếp sợ cho Liên Xô và Trung Quốc. Với đương lượng nổ 15kt, tương đương với quả bom mà Mỹ từng ném xuống Hiroshima, M65 đủ sức hủy diệt bất cứ thành phố nào.

Khi công nghệ tên lửa còn chưa phát triển, những khẩu pháo vẫn được coi là vũ khí uy lực trên chiến trường. Để tạo ra sức mạnh trước đối thủ, Mỹ đã nghiên cứu và chế tạo thành công pháo nguyên tử với mã hiệu M65.

Với đương lượng nổ 15 kt cho một phát bắn, tương đương với quả bom mà Mỹ từng ném xuống Hiroshima, M65 đủ sức hủy diệt bất cứ thành phố nào của đối phương.

Khẩu pháo được thai nghén từ năm 1949 và chính thức ra mắt công chúng vào năm 1953.

Đã có tới 20 khẩu pháo này được sản xuất. Mỹ đã triển khai số pháo này tới châu Âu và Hàn Quốc nhằm đối phó với Liên Xô và Trung Quốc.

Chi phí chế tạo cho mỗi khẩu pháo lên tới 800.000 USD, một con số khá khủng khiếp khi đó.

M65 là loại pháo lớn nhất của quân đội Mỹ, có thể bắn cả các đầu đạn thông thường và hạt nhân.

Trong hình là chiếc xe ô tô bị bốc hơi trong cuộc thử nghiệm đầu tiên của siêu pháo diễn ra vào tháng 5/1953.

Pháo có tên ban đầu là "Able Annie" (Annie mạnh mẽ) trước khi đổi thành "Atomic Annie" (Annie nguyên tử), đây là một cỗ pháo cỡ nòng 280 mm, có tầm bắn hơn 32 km.

Hệ thống pháo hạt nhân M65 có trọng lượng lên tới 83,3 tấn, riêng khẩu pháo nặng 47 tấn.

Pháo có chiều dài 25,6m; rộng 4,9m; cao 3,7m; cỡ nòng 280mm.

Pháo bắn đi những quả đạn hạt nhân có trọng lượng 364 kg đi xa tới 32km.

Tất cả mọi thứ đều bị phá hủy và bốc hơi nhanh chóng bởi sức công phá kinh hoàng từ vụ nổ hạt nhân.

Tuy mang một trọng lượng và kích thước quá khổ nhưng kíp chiến đấu chỉ cần từ 5 đến 7 người. Trong hình là quả đạn phát nổ tạo ra "chiếc nấm hạt nhân" đáng sợ.

Là một khẩu pháo hạt nhân to lớn và cồng kềnh nên tốc độ bắn siêu chậm.

Tuy là một vũ khí có sức mạnh khủng khiếp nhưng cuối cùng chúng đành nhận sổ hưu khi chỉ mới hoạt động 10 năm để nhường chỗ cho các loại đạn hạt nhân cỡ nòng nhỏ hơn và đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của vũ khí tên lửa. Những khẩu pháo này bị loại biên hoàn toàn vào năm 1963.

Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo