Quốc tế

Phi công Su-35 Nga quên bài học quá khứ khi "tạt đầu" P-8A Mỹ?

DNVN - Trong vụ việc va chạm giữa tiêm kích Su-35 của Nga và máy bay tuần tra săn ngầm P-8A của Mỹ, viên phi công lái chiến đấu cơ bị cáo buộc đã có hành động nguy hiểm.

S-500 Prometheus có khả năng đẩy lùi cuộc tấn công từ vũ trụ / Truyền thông Trung Quốc nói về "át chủ bài dưới nước" của Quân đội Nga

Theo thông tin từ báo chí Mỹ, tiêm kích Su-35 của Nga trong khi đánh chặn máy bay tuần tra săn ngầm P-8A của Mỹ đang làm nhiệm vụ trinh sát điện tử đã có thao tác nguy hiểm khi bay ngửa và tiếp cận từ khoảng cách chỉ có 7 m, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn rất cao.

Mặc dù hiện tại Bộ Quốc phòng Nga chưa chính thức lên tiếng về cáo buộc của phía Mỹ, tuy nhiên các phi công lái chiến đấu cơ của họ vẫn nổi tiếng là rất hay thực hiện thao tác tương tự. Hành động này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bởi đã ghi nhận không ít lần tiêm kích Liên Xô/Nga gặp sự cố đáng tiếc trong các phi vụ đánh chặn máy bay và tàu chiến đối phương.

Sự kiện gần đây nhất là việc chiếc Su-27SM3 bị rơi tại biển Đen, các chuyên gia kỳ cựu của Nga đều cho rằng lỗi hoàn toàn thuộc về phi công khi anh ta tiếp cận chiến hạm NATO không hợp lý, nhất là khi bay đêm.

Đó là hiện tại, còn trong quá quá khứ đã có ít nhất 2 lần các phi công quân sự Liên Xô "nhận trái đắng" khi thực hiện những động tác nguy hiểm trong lúc làm nhiệm vụ.

Phi công tiêm kích Nga bị phía Mỹ cáo buộc thường xuyên thực hiện động tác thao diễn nguy hiểm. Ảnh: Avia.pro.

Phi công tiêm kích Nga bị phía Mỹ cáo buộc thường xuyên thực hiện động tác thao diễn nguy hiểm. Ảnh: Avia.pro.

Vào ngày 25/5/1968, một chiếc Tu-16 phiên bản trinh sát Tu-16RM-2 (Badger F) do Thiếu tá phi công Andry Pliyev cầm lái đã thực hiện thao tác bay cực thấp ngay cạnh tàu sân bay USS Essex (CV-9) của hải quân Mỹ.

Việc một chiếc phi cơ lớn lượn sát đầu các thủy thủ chắc chắc sẽ gây ấn tượng mạnh. Nhưng ở vòng lượn cuối, chiếc Tu-16 đã bị thất tốc, dẫn tới mất độ cao, đâm thẳng xuống biển và phát nổ.

Vụ việc khác ít được biết đến hơn nhưng cũng gây hậu quả nghiêm trọng không kém, khi vào ngày 7/7/1985, một máy bay trinh sát SH-37 của Thụy Điển đã bị tiêm kích Su-15 của Liên Xô bay kèm trên bầu trời biển Baltic.

Chiếc SH-37 lúc này chỉ mang theo thùng dầu phụ, nó bay thấp phía dưới bụng Su-15 để chụp ảnh vũ khí mang theo và hạ xuống độ cao 500 m rồi bất ngờ thực hiện thao tác lật úp, lấy lại trạng thái bình thường cách mặt biển 100 m rồi tiếp tục bay lên.

 

Tuy nhiên thảm họa đã xảy ra với chiếc Su-15 khi nó cũng làm theo động tác của SH-37, nhưng do mang đầy đủ vũ khí và có kích thước cồng kềnh, máy bay Liên Xô đã lao xuống biển, phi công không kịp nhảy dù và đã thiệt mạng.

Theo bình luận của các chuyên gia quân sự, trong vụ việc vừa qua và nhiều sự kiện khác trong quá khứ, phi công tiêm kích Nga hoàn toàn có thể xua đuổi máy bay đối phương bằng cách khác chứ không phải thông qua hành động nguy hiểm như vậy.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm