Quốc tế

Phòng vệ Nhật Bản dùng Google Earth để tìm nơi đặt Aegis Ashor

Bộ Quốc phòng Nhật Bản hứng chỉ trích sau khi thừa nhận dựa vào dữ liệu lỗi từ Google Earth để tìm nơi đặt hệ thống phòng thủ Aegis Ashore tối tân của Mỹ.

Hình dạng siêu tên lửa phòng không S-500 của Nga trông thế nào? / Quân đội quốc gia Libya LNA kiếm đâu ra tên lửa Pantsir-S1 tối tân?

Giới chức Bộ thừa nhận họ không triển khai khảo sát các địa điểm ứng cử - một thiếu sót mà giới phân tích miêu tả là “không thể chấp nhận được” và đặt ra nghi vấn về quy trình ra quyết định của Bộ này.
Năm ngoái, Tokyo xác nhận sẽ triển khai phiên bản trên mặt đất của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis để đối phó với điều Nhật Bản miêu tả là tên lửa phóng từ Triều Tiên.
Phong ve Nhat Ban dung Google Earth de tim noi dat Aegis Ashor
Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trong chế độ hoạt động tại Hawaii. Ảnh: AP

Các vị trí tiềm năng cho việc triển khai bao gồm tỉnh Akita, nằm đối diện Bán đảo Triều Tiên ở phía Bắc Nhật Bản, và tỉnh Yamaguchi tọa lạc trên hòn đảo Honshu cực Nam của đất nước. Người dân tại các địa điểm này đã lên tiếng phản đối quân đội lắp đặt hệ thống phòng không xung quanh khu vực ở.
Trong một báo cáo ban đầu về các địa điểm tốt nhất được công bố vào tháng trước, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết họ cân nhắc 19 địa điểm nhưng cuối cùng quyết định phần lớn trong số đó không phù hợp vì các ngọn núi xung quanh có thể chặn tín hiệu radar và hạn chế hiệu quả của hệ thống trong việc theo dõi tên lửa.
Tuy nhiên sau đó, một tờ báo địa phương, Akita Sakigake Shimpo, đã yêu cầu tiếp cận kết quả nghiên cứu và nhanh chóng nhận ra Bộ mắc lỗi trong tính toán.
Chỉ dựa vào dữ liệu Google Earth, Bộ đã kết luận các ngọn núi cao hơn đáng kể so với thực tế. Cụ thể tại một địa điểm, bên ngoài thị trấn Oga thuộc tỉnh Akita, Bộ đã tính toán những ngọn núi sẽ chặn tín hiệu radar cách mặt đất góc 15 độ. Trong thực tế, con số đó chỉ là 4 độ.
Phát biểu trước Ủy ban An ninh Hạ viện Nhật Bản vào ngày 6/6, Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi Iwaya cho biết ông sẽ thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để đảm bảo “những lỗi như vậy sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa”, báo Asahi đưa tin.
Trong một bài viết, tờ báo bình luận thật khó tin khi Bộ trưởng tuyên bố nguyên nhân chỉ đơn giản là sai sót trong tính toán. Trong một giả thuyết khác, nhiều người nghi ngờ Bộ Quốc phòng Nhật Bản từ lâu đã chọn sẵn một địa điểm gần thị trấn Araya phía Đông Bắc Nhật Bản và chỉ thêm các lựa chọn “để cho có” trong trường hợp phải thực hiện nghiên cứu.
Phong ve Nhat Ban dung Google Earth de tim noi dat Aegis Ashor-Hinh-2
Ảnh: EurAsian Times

Garren Mulloy, giáo sư chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Daito Bunka (Tokyo) và là người có thẩm quyền liên quan đến các vấn đề quốc phòng, cho biết việc thừa nhận của Bộ Quốc phòng khi không khảo sát thực địa tại Araya càng khiến cho người dân thị trấn lo lắng. “Người dân địa phương có hai mối quan tâm chính và việc Bộ không thực sự nghiên cứu địa điểm sẽ càng làm những lo lắng đó lớn hơn. Nếu Bộ mắc lỗi như vậy, làm thế nào để dân có thể tin tưởng?”.
Hai mối quan tâm lớn mà người dân tại những khu vực triển khai hệ thống phòng lo sợ: một là trở thành điểm triển khai hệ thống Aegis Ashore sẽ khiến cộng đồng trở thành mục tiêu trong trường hợp bùng phát chiến sự, thứ hai là bức xạ điện từ do hệ thống radar tạo ra có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như tín hiệu truyền hình, radio và điện thoại.
Theo Báo Tin Tức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm