Quốc tế

Phương Tây nói Nga...thích can thiệp

Có ít nhất 2 động lực thúc đẩy Nga can dự vào các cuộc xung đột trên thế giới mà điều đầu tiên là “sở thích truyền thống của Điện Kremlin”.

Tân thủ tướng Nga Mikhail Mishustin là ai? / Súng máy hạng nặng Kord bị "ông lão" Mỹ vượt mặt: Công nghệ gì mà Nga chưa thể áp dụng?

Nga có truyền thống thích can dự?

Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở tại London mới đây có bài phân tích tổng thể về nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin. Sau khi đánh giá về tình hình trong nước của Nga, IISS đưa ra nhận định đáng chú ý khi nói đến môi trường quốc tế và chính sách đối ngoại của Moscow.

Theo giới phân tích phương Tây, do có những thách thức chính trị và kinh tế trong nước, nên chương trình nghị sự quốc tế của Nga gần như chắc chắn bị bỏ lại phía sau, trừ khi xảy ra một cuộc khủng hoảng không lường trước được. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa việc Moscow sẽ kém tích cực trên trường quốc tế. Thay vào đó, Nga sẽ vạch ra và theo đuổi chính sách đối ngoại phục vụ lợi ích trong nước, thậm chí còn hơn mức bình thường.

IISS cho rằng có ít nhất 2 động lực thúc đẩy Nga can dự vào các cuộc xung đột trên thế giới mà điều đầu tiên là “sở thích truyền thống của Điện Kremlin” trong việc tạo lợi thế thương lượng, hiện được củng cố nhờ sự tự tin ngày càng tăng vào khả năng triển khai lực lượng. Ví dụ được nêu ra là các trường hợp từ Libya, Venezuela đến Syria, Nga đang khiến Mỹ và châu Âu khó hành động.

Binh sĩ Nga tại Aleppo, Syria
Binh sĩ Nga tại Aleppo, Syria

Cũng theo IISS, các lợi ích phi nhà nước ngày càng thúc đẩy Nga can dự vào các cuộc xung đột ở nước ngoài. Nghiên cứu của nhà khoa học chính trị Kimberly Marten thuộc Đại học Columbia (Mỹ) được viện dẫn cho rằng ngoài việc ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga để tham chiến ở Syria và Ukraine, các công ty quân sự tư nhân như Wagner thường xuyên can dự vì lợi ích của chính họ hoặc của khách hàng ở Cộng hòa Trung Phi, Sudan và Nigeria.

Giới phân tích phương Tây đánh giá, tất cả các hoạt động này phức tạp và có quy mô rộng lớn hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm nào kể từ khi Liên Xô tan rã, cho thấy Nga ngày càng tự tin hơn trong khi các nước phương Tây thì ngược lại.

Mặc dù vậy, IISS cho rằng điều đó không phản ánh sự thay đổi mang tính cấu trúc về vị thế của Nga trên thế giới. Theo đó, Nga có thể tạo ra các kết quả ngắn hạn trong nhiều tình huống khác nhau, nhưng lại không có sức mạnh mà IISS gọi là “thể chế” để tạo ra các kết quả lâu dài hay duy trì sự gắn kết và lòng trung thành của bạn bè trong dài hạn nếu không tiếp tục khích lệ hoặc kéo dài sự hiện diện quân sự như ở Syria!

Giới phân tích phương Tây cũng quy chụp rằng, để cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn về thể chế, trong đó có Mỹ, EU và Trung Quốc, Nga thường dựa vào năng lực tạo ra và sự kích động sự bất ổn. Nga khiến các bên phải phán đoán ý đồ và không thể tìm ra một chiến lược hiệu quả giúp họ tối đa hóa không gian hoạt động. Nga duy trì lợi thế là bên tham gia hành động trước, do đó có thể tính toán những rủi ro và thành quả trước khi đối thủ hành động, ngay cả khi đối thủ yếu hơn.

Phuong Tay noi Nga...thich can thiep
Nga đang khiến phương Tây không thể đoán được ý đồ?

Ví dụ được nêu ra là sau khi ông Volodymyr Zelensky đắc cử Tổng thống Ukraine trên cơ sở chấm dứt chiến tranh ở Donbass, Nga đã nhanh chóng tiếp cận Kiev, cấp hộ chiếu Nga cho người dân ở các vùng bị chiếm đóng. IISS cũng cáo buộc Moscow tăng cường chiến sự dọc ranh giới ngừng chiến và từ chối đối thoại nhằm thể hiện sự chủ động của mình.

IISS cho rằng Nga đã tích cực mở rộng tầm với chiến lược của mình, thử nghiệm khả năng đối phó với nhiều cuộc chiến tranh, triển khai lực lượng vượt ra ngoài khu vực giáp ranh, tiến hành các hoạt động ngấm ngầm gây ảnh hưởng và nhiều hoạt động khác.

Lý do Nga không muốn chiến tranh

Trong khi đó, mạng phân tích Á-Âu cho rằng những diễn biến tại Trung Đông đang mang lại cho Nga điều may mắn bất ngờ: không chỉ làm tăng uy thế và ảnh hưởng của Moscow ở Trung Đông mà quan trọng hơn còn làm suy yếu thêm các nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga.

Các cuộc tấn công trả đũa bằng tên lửa của Iran nhằm vào ít nhất 2 căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq đã khiến căng thẳng leo thang và giá dầu tăng. Về mặt kinh tế, giá dầu tăng giúp ngân quỹ quốc gia của Nga đầy thêm.

 

Về mặt địa chính trị, nếu Mỹ chuyển hướng sự chú ý sang Iran, điều đó đồng nghĩa với việc Washington sẽ giảm sự tập trung vào Ukraine, các nước Baltic, Đông và Trung Âu cũng như những khác biệt giữa hai cường quốc Nga-Mỹ. Do đó, Nga có thể "dễ thở hơn".

Phuong Tay noi Nga...thich can thiep
Mỹ ám sát tướng Soleimani của Iran khiến Trung Đông như "chảo lửa"

Quan hệ Mỹ-Iran xấu đi, biến thành sự thù địch công khai, sẽ giúp Nga ở vị trí tốt nhất để đóng vai trò trung gian hòa giải. Áp lực kinh tế và chính trị của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga chắc chắn sẽ phải giảm bớt hoặc dần bị loại bỏ. Việc Thủ tướng Đức Angela Merkel đến Nga ngày 11/1 để hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin theo lời mời của ông về cuộc khủng hoảng Mỹ-Iran đã phản chiếu rõ điều này.

Về mặt chính trị, uy tín và ảnh hưởng của Tổng thống Putin tại Trung Đông sẽ tăng lên ngay cả khi Nga không đóng vai trò trung gian hòa giải. Nga là cường quốc duy nhất trên thế giới có mối quan hệ tốt với Iran và các quốc gia khác trong khu vực. Quan hệ của Nga với Mỹ và EU không thân thiết, nhưng cũng không thù địch. Phương Tây cần Nga để giảm căng thẳng với Iran, cho dù Nga không đóng vai trò trung gian hòa giải. Đổi lại, phương Tây phải giảm dần và cuối cùng là loại bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế, chính trị đối với Nga.

Trang phân tích Á-Âu thậm chí nhấn mạnh Nga có thể là nước thích hợp nhất để đóng vai trò trung gian hòa giải, hoặc ít nhất có ảnh hưởng để kiềm chế Iran nhờ mối quan hệ ngoại giao, hợp tác quân sự.

Phuong Tay noi Nga...thich can thiep
Mỹ và phương Tây không can thiệp mà xâm lược trực diện nhờ sức mạnh vượt trội?

Mặc dù vậy, giới phân tích cho rằng Nga không muốn bất kỳ cuộc chiến tranh hay hành động leo thang quân sự nào ở quá gần biên giới của mình dù có thể được hưởng lợi trong ngắn hạn từ cuộc xung đột Mỹ-Iran. Một cuộc chiến như vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi ích an ninh dài hạn của Nga. Biên giới phía nam của Nga, nơi phần lớn người Hồi giáo sinh sống, có thể trở nên bất ổn nếu người Hồi giáo Iran dòng Shiite kêu gọi toàn bộ thế giới Hồi giáo dòng Sunni ở Trung Đông và các nơi khác nổi dậy chống Mỹ.

 

Việc giá dầu tăng quá nhanh và quá cao do hậu quả của sự thù địch công khai giữa Mỹ và Iran có thể dẫn đến nhiều khó khăn kinh tế hơn ở EU hoặc thậm chí là Trung Quốc, Nhật Bản và các cường quốc khác mà Nga có mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ. Một EU hoặc Trung Quốc suy yếu có khả năng sẽ làm giảm các mối quan hệ kinh tế với Nga.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm