Tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh 3M55 Oniks (phiên bản xuất khẩu được định danh Yakhont) là một trong những vũ khí chủ lực của hải quân Nga giai đoạn đầu thế kỷ 21.
Tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh 3M55 Oniks/Yakhont đang được sử dụng chủ yếu cho các hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P của hải quân Nga.
Tầm bắn của tên lửa Oniks bản nội địa đạt tới con số 600 km, trong khi đó phiên bản xuất khẩu Yakhont có cự ly giảm xuống 300 km để phù hợp với Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa - MTCR.
Sở hữu vận tốc tối đa Mach 2,5 ở độ cao lớn, mang theo đầu đạn trọng lượng 200 km và có khả năng thực hiện thao tác vận động linh hoạt, rất khó để đối phương có thể đánh chặn tên lửa Oniks/Yakhont.
Ngoài phục vụ trong hải quân Nga và xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới, tên lửa Oniks/Yakhont có một "người anh em" đó chính là biến thể PJ-10 BrahMos do Ấn Độ chế tạo.
Tuân thủ theo Hiệp ước MTCR, ban đầu tên lửa BrahMos mà Nga giúp Ấn Độ chế tạo chỉ có tầm bắn 300 km, tuy nhiên khi đã làm chủ công nghệ thì New Delhi có thể dễ dàng nâng cao con số này.
Người đứng đầu Liên doanh hàng không vũ trụ BrahMos, ông Sudhir Kumar Mishra từng nói với hãng thông tấn TASS tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2019 rằng về mặt kỹ thuật có thể tăng tầm bắn của tên lửa BrahMos lên 800 km.
Khi tên lửa BrahMos có thể vươn tới cự ly 800 km thì dĩ nhiên bản nội địa Oniks của Nga cũng sẽ đạt tới cự ly trên, điều này mới đây đã được truyền thông Nga khẳng định.
Hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin riêng của mình cho biết, hiện tại phiên bản tăng tầm của tên lửa 3M55 Oniks với tên định danh Oniks-M đã hoàn tất giai đoạn phát triển.
Vụ phóng thử nghiệm của tên lửa mới dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng thời gian mười ngày đầu tiên của tháng 9 tại khu vực thực hành của Hạm đội phương Bắc ở Biển Barents.
Mặc dù vậy kế hoạch trên chưa thể diễn ra cho dù thông báo cấm biển đã được ban hành, lý do là bởi còn phải chuẩn bị thêm một số bài kiểm tra cần thiết nữa.
Tên lửa Onkis-M không có khác biệt gì về ngoại hình so với các phiên bản cũ, nó đạt tới tầm bắn như trên là do tối ưu hóa quỹ đạo bao cũng như thuật toán điều khiển.
Oniks-M vẫn sẽ duy trì vận tốc tối đa Mach 2,5, nó tấn công được cả tàu chiến đang di chuyển hoặc neo đậu trong cảng cũng như công trình hạ tầng của đối phương.
Việc hải quân Nga gia tăng tầm bắn tối đa của tên lửa Oniks lên 800 km chắc chắn sẽ khiến NATO phải giật mình, vì cự ly tiếp tận an toàn bờ biển nước Nga sẽ bị đẩy ra xa thêm một khoảng đáng kể.
Bên cạnh đó, công nghệ ứng dụng trên tên lửa Oniks-M theo đánh giá có thể dễ dàng áp dụng vào phiên bản xuất khẩu Yakhont nhằm kéo dài tầm bắn, chí ít cũng bằng phiên bản Oniks nội địa đang phục vụ trong hải quân Nga.
Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô
Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô