Quân sự thế giới hôm nay (1/8): Trung Quốc tăng cường kiểm soát xuất khẩu UAV
Quân sự thế giới hôm nay (31/7): Sukhoi sẽ bàn giao 76 máy bay chiến đấu Su-57 từ nay đến 2028 / Nhà Trắng tăng cường nỗ lực hạ giá nhà ở và bảo vệ người thuê
* Lục quân Mỹ phát triển đạn tuần kích chống tăng LASSO
Defense News ngày 31/7 cho biết Lục quân Mỹđã khởi động chương trình phát triển thiết bị bay không người lái (UAV) cảm tử (còn gọi là đạn tuần kích) chống tăng trong bối cảnh UAV và thiết bị tương tự được sử dụng rộng rãi trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Văn phòng điều hành chương trình Soldier của Lục quân Mỹ (PEO Soldier) mới đây công bố hệ thống Vũ khí tấn công và tuần kích tầm thấp (LASSO) và cho biết nhu cầu đối với những khí tài như vậy là rất “cấp bách”. Theo PEO Soldier, bộ binh có thể dễ mang theo hệ thống LASSO trong tác chiến. Hệ thống LASSO gồm một ống phóng và lượng nổ được trang bị cảm biến quang điện và hồng ngoại, hệ thống dẫn đường chính xác và khả năng theo dõi và tấn công các mục tiêu từ xa.
Một người lính Hải quân Mỹ khai hỏa hệ thống đạn tuần kích Switchblade 300 trong một cuộc tập trận. Ảnh: Defense News |
Hệ thống UAV cảm tử này được phát triển riêng cho các tổ, đội chiến đấu thuộc các lữ đoàn bộ binh và dự kiến sẽ được đưa vào biên chế sử dụng vào năm 2024, đáp ứng nhu cầu tăng cường năng lực chống tăng. Theo ông Jason Amadi, phát ngôn viên PEOP Soldier, Lục quân Mỹ vẫn đang hoàn thiện các chi tiết liên quan đến hợp đồng thực hiện dự án này với ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, nhưng kế hoạch cơ bản là “tập trung vào các hệ thống hiện có”.
UAV cảm tử được sử dụng rộng rãi trong xung đột Nga-Ukraine, giúp quân đội hai bên thực hiện các hoạt động trinh sát, phối hợp tác chiến và tấn công từ khoảng cách xa hơn và an toàn hơn. Tuy nhiên, theo ông Samuel Bendett, một chuyên gia tại Trung tâm phân tích hải quân Mỹ, “cả hai bên đều đang dựa nhiều vào thiết bị bay không người lái loại FPV (First Person View), một hệ thống nhẹ, cơ động, và có thể sử dụng vào mục đích tấn công cảm tử. Hiện nay, cần phải phát triển mạnh hơn nữa những thiết bị bay không người lái này, cho phép chúng có thể tấn công vào phía sau đội hình đối phương”.
* Trung Quốc tăng cường kiểm soát xuất khẩu UAVTrung Quốc sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với một số thiết bị bay không người lái (UAV) và các thiết bị liên quan bắt đầu từ ngày 1/9 tới. Thông tin này được Reuters trích từ một quan chức giấu tên thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc. Theo đó, các biện pháp kiểm soát sẽ trực tiếp liên quan đến một số động cơ UAV, hệ thống laser, thiết bị thông tin liên lạc và hệ thống phòng chống UAV. Việc xuất khẩu thiết bị bay không người lái dân sự cho mục đích quân sự cũng sẽ bị cấm.
Quan chức giấu tên nêu trên cho biết: “Việc mở rộng phạm vi kiểm soát xuất khẩu đối với UAV của Trung Quốc lần này là một biện pháp quan trọng thể hiện lập trường của chúng tôi với tư cách là một nước lớn có trách nhiệm, thực hiện các sáng kiến an ninh toàn cầu và duy trì hòa bình thế giới”.
Trung Quốc tăng cường kiểm soát xuất khẩu UAV. Ảnh: The Insider |
Cơ quan chức năng Trung Quốc cũng đã thông báo cho các quốc gia và khu vực có liên quan về những hạn chế sắp được áp dụng này. TờNhân dân nhật báolưu ý rằng theo quy định mới, các bên liên quan phải xin giấy phép xuất khẩu đối với các loại máy bay không người láicó các đặc điểm sau: Thời gian tự hành trên 30 phút; trọng lượng cất cánh tối đa trên 7kg; có trang bị dụng cụ bắn, ném; có thể bay ngoài tầm nhìn tự nhiên của người điều khiển; công suất thiết bị vô tuyến hàng không vượt quá giá trị giới hạn công suất được chứng nhận và phê duyệt đối với các sản phẩm vô tuyến dân dụng quốc tế.
Đầu năm 2022, công ty máy bay không người lái thương mại lớn nhất thế giới DJI của Trung Quốc thông báo sẽ rời thị trường Nga và Ukrainenhằm ngăn không cho sản phẩm của mình bị sử dụng vào các mục đích quân sự.
* Hải quân Nga sẽ có 30 tàu chiến mới trong năm nay
Ngày 31/7, Navy Recognition đưa tin trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 327 năm Ngày thành lập Hải quân Nga tại St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga đang nỗ lực tăng cường sức mạnh cho lực lượng hải quân.
Theo đó, Hải quân Nga sẽ tiếp nhận 30 lớp tàu chiến khác nhau, bao gồm cả tàu hộ tống Mercury vốn được giới chuyên môn đặc biệt quan tâm. Ngay tại Lễ duyệt binh đã có sự tham gia của 45 tàu chiến, tàu ngầm và các phương tiện đường thủy các loại kết hợp với một lực lượng khoảng 3.000 binh sĩ trên bờ.
Theo Navy Recognition, Hải quân Nga sẽ tiếp nhận 30 lớp tàu chiến khác nhau trong năm nay. Ảnh: TASS |
Với số lượng lớn tàu chiến sẽ đưa vào biên chế trong năm nay, câu hỏi đặt ra là những tàu chiến đóng mới này sẽ được triển khai tới những vùng biển nào trong bối cảnh hạm đội khổng lồ của Nga đang phải đối mặt với những thách thức ở Biển Đen do Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển Bosphorus. Nếu được triển khai ở Biển Đen, số lượng lớn những tàu chiến này có thể đem lại tác động không nhỏ đến xung đột Nga-Ukraine.
End of content
Không có tin nào tiếp theo