Quân sự thế giới hôm nay (21/6): Tên lửa vác vai Canada cung cấp tiêu diệt trực thăng Nga Ka-52?
Chuyên gia đánh giá tổn thất trong 1 tuần của lực lượng vũ trang Ukraine / Nga tố cáo Ukraine âm mưu tấn công Crimea bằng tên lửa Storm Shadow và HIMARS
* Hải quân Mỹ đã đưa thiết bị trục vớt hạng nặng tham gia nỗ lực tìm kiếm tàu lặn tham quan tàu Titanic gặp nạn
Theo người phát ngôn Hải quân Mỹ, lực lượng đang triển khai thiết bị trục vớt ngoài khơi sâu Flyaway, phối hợp cùng nhiều chuyên gia với hy vọng tìm được tàu lặn tham quan tàu Titan của OceanGate Expeditions mới bị mất tích và đưa tàu lặn này lên mặt nước.
Hình ảnh chụp tàu Titanic từ tàu lặn của OceanGate. Ảnh: OceanGate |
Theo tin đã đưa, tàu lặn tham quan xác tàu Titan ở độ sâu hơn 4.000m đã mất liên lạc với mặt đất vài giờ sau khi bắt đầu chuyến thám hiểm. Tàu lặn tham quan xác tàu Titanic của OceanGate Expeditions có sức chứa 5 người, dự trữ oxy đủ dùng trong 96 giờ. Tính từ chiều ngày 20/6, tàu lặn chỉ còn khoảng 40 giờ đảm bảo oxy nữa.Lực lượng tuần duyên Mỹ ngay lập tức đã được huy động và tiến hành hoạt động tìm kiếm cứu hộ.
Như vậy, lực lượng cứu hộ của Hải quân Mỹ sẽ phải chạy đua với thời gian trong điều kiện rất khó khăn để giải cứu tàu lặn. Flyaway là hệ thống trục vớt của hải quân được thiết kế nhằm “trục vớt, thu hồi các loại khí tài lớn, siêu trường, siêu trọng từ sâu dưới đáy đại dương như máy bay hoặc tàu chiến”. Cũng theo người phát ngôn Hải quân Mỹ, Flyaway và các chuyên gia sẽ đến khu vực ngay trong đêm ngày 20/6 (sáng ngày 21/6 giờ Việt Nam).
* Nhật Bản phát triển tên lửa diệt hạm nội địa
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã ký hợp đồng trị giá 33,9 tỷ yên (243 triệu USD) với tập đoàn Kawasaki Heavy Industries (KHI) nhằm tự lực nghiên cứu và phát triển công nghệ tên lửa chống hạm.
Hợp đồng là một phần trong 4 dự án năng lực phòng thủ độc lập trị giá 314,7 tỷ yên (2,3 tỷ USD) Bộ Quốc phòng Nhật Bản đưa ra đầu tháng 6 vừa qua. Thời hạn thực hiện hợp đồng là từ nay đến hết năm 2027 và tên lửa sẽ được phát triển dưới dạng ban đầu là đất đối hạm, sau đó sẽ chuyển sang hệ thống hạm đối hạm và không đối hạm.
Tên lửa đất đối hạm Type-21 của Nhật Bản. Ảnh: Creative Commons |
Tuy chưa rõ chi tiết cụ thể và thời hạn chính thức bàn giao tên lửa tiềm năng này, nhưng KHI mới đây đã tiết lộ bản concept (tạm hiểu là mô hình dự kiến) của tên lửa chống hạm với thời gian phát triển là 5 năm. Theo đó, tên lửa hành trình chống hạm cận âm này sẽ được thiết kế có cánh lớn và bốn vây đuôi, sử dụng vật liệu tổng hợp composite để nâng cao tính năng tàng hình. Tên lửa sẽ được trang bị động cơ phản lực cánh quạt kép KJ300 mới được phát triển của KHI và dự kiến sẽ có tầm bắn khoảng 1.000km.
Global Business Press dẫn lời ông Satoshi Hamada, Giám đốc bộ phận của KHI, cho biết: “Tên lửa chống hạm phòng thủ biển đảo đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Chúng tôi đã đề xuất bản concept này với Bộ Quốc phòng và đã có những phản hồi tích cực. Giai đoạn sản xuất sẽ bắt đầu sau khi nhận được sự chấp thuận từ chính phủ”.
Trước đó, Nhật Bản này cũng đã thực hiện kế hoạch mua tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ để tăng cường năng lực diệt hạm, bảo vệ hải phận của mình.
* Tên lửa Canada viện trợ tiêu diệt nhiều trực thăng Nga Ka-52?
Ngày 20/6, Bưu điện Kyiv (Kyiv Post) đưa tin máy bay trực thăng Nga Ka-52 Alligator đang bị bắn hạ với số lượng lớn ở Ukraine, trung bình hơn 1 chiếc/ngày. Cụ thể, Không quân Ukraine cho biết từ ngày 16 đến ngày 19/6 đã có 5 chiếc trực thăng Ka-52 bị bắn rơi.
Tên lửa vác vai do Canada cung cấp được cho là đã được sử dụng để bắn hạ trực thăng Nga Ka-52. Ảnh: Không quân Nga |
Trước đó, các hãng truyền thông Nga đưa tin trực thăng Ka-52 tiêu diệt 3 xe tăng Leopard 2 của Đức và 11 xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ sản xuất trong các cuộc phục kích ban đêm ngày 10/6 tại khu vực phía Nam Orikhiv. Ukraine chính thức thừa nhận một số tổn thất nhưng tuyên bố rằng hầu hết các phương tiện bị trúng đạn sẽ được phục hồi và sửa chữa. Liên quan trực thăng Nga Ka-52, ngày 19/6 trang tin Readovka của Nga cũng đưa tin chiếc trực thăng Ka-52 thứ sáu của quân đội Nga ở Ukraine bị trúng tên lửa và mất đuôi nhưng vẫn có thể quay về căn cứ.
Ka-52 Alligator được đánh giá là trực thăng vũ trang tốt nhất thế giới nhờ hệ thống cánh quạt đồng trục quay ngược chiều nhau, giúp giữ thăng bằng ngay cả khi đuôi máy bay bị bắn hỏng. Trực thăng Ngađược trang bị hệ thống tìm kiếm mục tiêuvà ngắm bắn “thông minh”, lớp giáp dày và vũ khí uy lực mạnh, trong đó có tên lửa chống tăng Vikhr-1, cho phép trực thăng Ka-52 tiêu diệt xe tăng ở cự ly 10km, ngoài tầm với của hầu hết các loại vũ khí phòng không vác vai của Ukraine.
Phía Ukraine được cho là đã sử dụng một loại tên lửa vác vai chưa xác định do Canada cung cấp để bắn hạ trực thăng Ka-52.
End of content
Không có tin nào tiếp theo