Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (26/6): Đức viện trợ 45 pháo tự hành Geopard và tên lửa phòng không cho Ukraine

Quân sự thế giới hôm nay (26/6) có những thông tin đáng chú ý sau: Đức viện trợ 45 pháo tự hành Geopard và 2 tên lửa phòng không IRIS-T SLM cho Ukraine; Anh, Pháp, Italy phát triển tên lửa hành trình và chống hạm thế hệ tương lai; Nhật Bản và NATO tăng cường hợp tác.

Nhà báo người Mỹ nói về thất bại trong cuộc phản công của LLVT Ukraine / Sau tuyên bố của Zelensky, Ukraine chỉ còn 2 lựa chọn hành động

* Đức sẽ viện trợ thêm 45 pháo tự hành Geopard và 2 hệ thống tên lửa IRIS-T SLM cho Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ báo Đức “Welt”, Chuẩn tướng Christian Freuding, Giám đốc Trung tâm thông tin tình hình Ukraine thuộc Bộ Quốc phòng Đức, xác nhận Đức cam kết sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực phòng không cho Ukraine, trong đó có việc cung cấp 45 pháo phòng không tự hành Geopard và 2 hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T SLM.

Bộ Quốc phòng Đức đã chuyển giao 34 pháo tự hành Geopard cùng 6.000 viên đạn cho Ukraine trước đây và hiện đang có kế hoạch cung cấp thêm 15 hệ thống tương tự trong vài tuần tới. Ngoài ra, Đức cũng sẽ cung cấp thêm 30 pháo tự hành Geopard với sự hợp tác hỗ trợ của Mỹ và số pháo này dự kiến sẽ đến Ukraine vào cuối năm nay. Hai hệ thống tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T SLM cũng đã được vận chuyển tới Ukraine.

Pháo phòng không tự hành Geopard có tính cơ động cao

Trước đó, giới thạo tin tiết lộ thông tin cho biết Công ty Global Military Products của Mỹ đã ký hợp đồng trị giá hơn 118 triệu USD với Lầu Năm Gócvề nội dung mua sắm và cung cấp hệ thống pháo tự hành Gepard cho Ukraine.

Pháo phòng không tự hành Geopard 35mmđược đánh giá cao do tính linh hoạt, cơ động cao đem lại hiệu quả vượt trội trên chiến trường. Pháo tự hành Geopard, do Đức thiết kế cho lớp phòng không tầm ngắn, có thể nhanh chóng tiêu diệt các mối đe dọa trên không như trực thăng, máy bay không người lái và máy bay tầm thấp. Geopard được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực và radar hiện đại cùng một cặp pháo tự động cỡ đạn 35mm có tốc độ bắn 550 phát/phút mỗi nòng trong tầm bắn hiệu quả khoảng 4.000m, có thể tấn công các mục tiêu ở độ cao lên tới 3.500m. Trong khi đó, tên lửa IRIS-T là hệ thống phòng không tầm trung có tầm bắn 40km và có thể tấn công các mục tiêu ở độ cao lên tới 20km.

* Pháp, Anh và Italy ký ý định thư về chương trình phát triển tên lửa hành trình và chống hạm tương lai

Tạp chí European Defense Review ngày 25/6 đưa tin, Chương trình phát triển vũ khí chống hạm và vũ khí hành trình tương lai (FC/ASW) của Pháp và Anh hướng đến phát triển một thế hệ tên lửa mới thay thế tên lửa Storm Shadow hiện đang được trang bị cho cả quân đội Anh và Pháp và tên lửa chống hạm Exocet của Pháp và Harpoon của Anh. Chương trình cũng nhằm cải thiện năng lực tác chiến chống hạm tầm xa cũng như tấn công chiều sâu cho quân đội 2 nước.

Pháp, Anh và Italy ký ý định thư về chương trình phát triển tên lửa hành trình và chống hạm tương lai. Ảnh: European Defense Review

Việc ký kết ý định thư liên quan Chương trình FC/ASW mới đây giữa Anh, Pháp và Italy cho thấy 2 nước khởi đầu của Chương trình FC/ASW vẫn mong muốn mở rộng hợp tác với các đối tác Italy. Theo European Defense Review, giai đoạn đối thoại hiện nay mở ra giữa 3 nước cơ hội nhanh chóng bước vào giai đoạn phát triển kế tiếp. Mục tiêu của mỗi quốc gia thành viên Chương trình FC/ASW là có được khả năng tấn công chiều sâu vào năm 2030.

 

Chương trình FC/ASW được giao cho nhà phát triển tên lửa MBDA, hướng đến trang bị các công nghệ tiên tiến nhằm cải thiện khả năng sống sót, nâng tầm bắn và tăng khả năng sát thương cho tên lửa chống hạm và tên lửa hành trìnhtriển khai từ trên không và mặt biển.

Giá trị hợp đồng chi cho giai đoạn nghiên cứu bản concept (thiết kế ban đầu) là khoảng 100 triệu Euro (khoảng 109 triệu USD), do Anh và Pháp đầu tư. Khối lượng công việc được chia đều giữa MBDA Anh và MBDA Pháp.

* Nhật Bản và NATO tăng cường hợp tác

Theo Thời báo Nhật Bản (Japan Times), Nhật Bản và NATO đang chuẩn bị các tài liệu cho việc thúc đẩy và tăng cường hợp tác quân sự. Tokyo hy vọng sẽ hoàn tất và công bố tài liệu hợp tác này sớm nhất vào thời điểm Thủ tướng Fumio Kishida tham dự hội nghị thượng đỉnh NATOtại Litva vào tháng 7 tới.

Thủ tướng Nhật BảnFumio Kishida gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại trụ sở NATO ở Brussels tháng 3-2022. Ảnh: Reuters

Nội dung các tài liệu này hiện chưa được tiết lộ, nhưng các nguồn thạo tin cho biết hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể như chia sẻ chống thông tin sai lệch và khai thác không gian vũ trụ. Tài liệu cũng có nhắc đến các vấn đề liên quan Trung Quốc và Nga trong mối quan hệ NATO - Nhật Bản.

 

Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã hội đàm với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong chuyến thăm Nhật Bản của ông Stoltenberg vào tháng 1 vừa qua. Tuyên bố chung đưa ra sau hội đàm cho biết 2 bên đã nhất trí “đưa hợp tác hiện tại giữa Nhật Bản và NATO lên một tầm cao mới, phản ánh đúng những thách thức trong kỷ nguyên mới”. Tuyên bố chung cũng khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác giữa 2 bên trong các lĩnh vực như không gian vũ trụ, các công nghệ quốc phòng quan trọng và mới nổi cũng như đấu tranh chống thông tin sai lệch.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm