Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (27/5): Lockheed Martin tích hợp AI vào tên lửa chống hạm tầm xa LRASM

Quân sự thế giới hôm nay (27/5) có những thông tin đáng chú ý sau: Lockheed Martin tích hợp công nghệ AI vào tên lửa chống hạm tầm xa LRASM; Canada viện trợ 43 tên lửa AIM-9 cho Ukraine; Iran bắn thử thành công tên lửa đạn đao tầm bắn 2.000km.

CLIP: Sức mạnh của vũ khí "1 địch 10" GM-94 / CLIP: Tại sao mũ của phi công F-35 đắt hơn cả siêu xe?

* Lockheed Martin phát triển tên lửa hành trình chống hạm tầm xa LRASM tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)

Theo Military Aerospace Electronics, Không quân Mỹ đã đề xuất Tập đoàn vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự Lockheed Martin phát triển biến thể tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C LRASM với mục đích tấn công các mục tiêu ưu tiên cao như tàu sân bay, tàu chở quân và tàu tuần dương tên lửa dẫn đường. Hợp đồng này giữa Lockheed Martin với Không quân Mỹ trị giá 443,8 triệu USD.

Tên lửa chống hạm tầm xa LRASM có thể được dẫn đường từ khoảng cách 200 hải lý, sử dụng bộ cảm biến đa chế độ, liên kết dữ liệu vũ khí và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) với hệ thống chống nhiễu kỹ thuật số nâng cao để phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trong các nhóm tàu trên biển của đối phương.

Lockheed Martin phát triển tên lửa hành trình chống hạm tầm xa LRASM tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo. Ảnh:Military Aerospace Electronics

Tên lửa LRASM có thể được cập nhật phiên bản phần mềm điều khiển thông qua liên kết dữ liệu. Trong hành trình bay tới mục tiêu, LRASM sẽ bay độ cao trung bình, sau đó giảm độ cao để lướt trên mặt biển, tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa tích cực của đối phương.

Hệ thống dẫn đường và tìm kiếm do BAE Systems thiết kế tích hợp GPS chống nhiễu kết hợp các cảm biến dẫn đường theo quán tính (INS), thiết bị tìm kiếm bằng hồng ngoại và hình ảnh quang điện tử... cho phép tên lửa LRASM có khả năng nhận dạng mục tiêu cao. Công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng được áp dụng, cung cấp cho tên lửa LRASM một bức tranh thời gian thực về chiến trường kết hợp với các tính năng dẫn đường và tìm kiếm mục tiêu để xác định chính xácvị trí tàu đối phương, tránh tấn công nhầm vào các tàu khác trong khu vực có lưu lượng vận tải đường thủy cao. Tên lửa hành trình chống hạm LRASM cũng có thể tự tìm mục tiêu trên biển và trên đất liền bằng radar thụ động dẫn đường.

LRASM là một dự án chung giữa Cơ quan Chỉ đạo các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA), Hải quân và Không quân Mỹ hướng đến thiết kế một hệ thống tên lửa chống hạm tiên tiến có thể triển khai từ chiến đấu cơ từ F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân và máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1B Lancer của Không quân.

* Canada viện trợ 43 tên lửa AIM-9 cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand và Tham mưu trưởng Quốc phòng Tướng Wayne Eyre đã tham gia cuộc họp Nhóm Liên lạc quốc phòng Ukraine (UDCG) lần thứ 12 ngày 26-5, thảo luận các nội dung liên quan viện trợ quân sự cho Ukraine.

 

Canada sẽ viện trợ tên lửa AIM-9 cho Ukraine. Ảnh: Euromaidan Press

Tại cuộc họp, bà Anand đã đưa ra những thông báo quan trọng liên quan đến tăng cường sự hiện diện của Canada tại Ba Lan trong Chiến dịch Unifier và tuyên bố viện trợ 43 tên lửa AIM-9 cho Ukraine để nước này tăng cường năng lực phòng không trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukrainevẫn đang tiếp diễn. Từ đầu năm 2022, Canada đã cam kết viện trợ hơn 8 tỷ đô la Canada (5,8 tỷ USD) cho Ukraine, trong đó có khoảng 733 triệu USD là dành riêng cho vũ khí, khí tài, gồm pháo M777, vũ khí chống tăng M72, xe bọc thép, nhiều loại vũ khí hạng nhẹ và các hạng mục khác như y tế và khẩu phần ăn quân đội.

AIM-9 là tên lửa dẫn đường hồng ngoại tầm ngắn dùng để bắn hạ máy bay chiến đấu. Theo các chuyên gia phân tích, Ukraine cần các tên lửa radar dẫn đường tầm xa hơn để vượt qua khoảng cách về năng lực giữa tên lửa của nước này và các máy bay chiến đấu của Nga.

* Iran bắn thử tên lửa đạn đạo tầm bắn 2.000km

Middle East Monitor dẫn thông tin từ truyền thông nhà nước Iran cho biết, 2 ngày sau khi người đứng đầu Lực lượng vũ trang Israel đưa ra khả năng “hành động” chống lại Tehran liên quan chương trình hạt nhân của nước này, Iran đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo có tầm bắn lên tới 2.000km, có khả năng vươn tới căn cứ của các nước “không thân thiện” trong khu vực.

Iran là một trong những quốc gia có chương trình tên lửa lớn nhất ở Trung Đông và bất chấp sự phản đối của Mỹ và châu Âu, Tehran cho biết sẽ tiếp tục phát triển chương trình tên lửa nhằm mục đích phòng vệ của mình.

 

Iran bắn thử tên lửa đạn đạo tầm bắn 2.000km. Nguồn Euro News

Sau khi bắn thử thành công tên lửa mới, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Mohammadreza Ashtiani cho biết: “Thông điệp của Iran tới các thế lực thù địch là chúng tôi sẽ bảo vệ đất nước và những thành tựu của đất nước. Thông điệp của chúng tôi với bạn bè quốc tế là chúng tôi muốn có ổn định trong khu vực”.

Hãng thông tấn nhà nước IRNA cho biết tên lửa bắn thử do Iran sản xuất sử dụng nhiên liệu lỏng được đặt tên là “Kheibar”. Đây là phiên bản nâng cấp của tên lửa đạn đạoKhoramshahr 4, đạt tầm bắn 2.000km và có thể mang đầu đạn nặng 1.500kg. Tên lửa có thời gian triển khai và khai hỏa nhanh chóng, và như vậy nó có thể được sử dụng như một vũ khí chiến thuật ngoài chức năng vũ khí chiến lược.

Chuyên mụcQuân sự thế giới hôm naytrên Báo Quân đội nhân dân Điện tử gửi tới bạn đọc thông tin mới nhất về các hoạt động an ninh, quốc phòng quân sự thế giới trong 24 giờ qua.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm