Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (4/8): Viện trợ tên lửa Taurus cho Ukraine không phải là ưu tiên hàng đầu của Đức

Quân sự thế giới hôm nay (4/8) có những nội dung chính sau: Đức khẳng định viện trợ tên lửa Taurus cho Ukraine không phải là ưu tiên hàng đầu của mình; Ba Lan điều thêm quân tới biên giới với Belarus; Mỹ bắt giữ 2 quân nhân hải quân với cáo buộc hoạt động gián điệp.

Top 10 ôtô bán chạy nhất tại Mỹ nửa đầu năm 2023: Tesla Model Y tăng doanh số chóng mặt / Honda HR-V thắng lớn tại thị trường Indonesia nửa đầu năm 2023

* Viện trợ tên lửa Taurus cho Ukraine không phải là ưu tiên hàng đầu của Đức

Ngày 3/8, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius thêm một lần nữa khẳng định không cung cấp tên lửa tầm xaTaurus cho Ukraine và nói rằng đó “không phải là ưu tiên hàng đầu” của Đức vào lúc này. Trước đó, hồi cuối tháng 5, Ukraine đã đề nghị Đức viện trợ tên lửa hành trình không đối đất Taurus có tầm bắn trên 500km.

Đức từ chối cung cấptên lửa hành trìnhTaurus cho Ukraine. Nguồn: MBDA

Theo The Defense Post, Bộ trưởng Boris Pistorius cho biết trong chuyến thăm một lữ đoàn bộ binh ở Bavaria: “Chúng tôi vẫn cho rằng đây không phải là ưu tiên hàng đầu vào lúc này. Mỹ cũng không viện trợ tên lửa tầm xa cho Ukraine”. Ông Pistorius cũng cho biết những lo ngại về việc gửi tên lửa có “tầm bắn đặc biệt” tới Ukraine là “rất rõ ràng”. Cũng giống Washington, Berlin vẫn không nhất trí với việc viện trợ vũ khí có tầm bắn có thể vươn tới các thành phố bên trong nước Nga do lo ngại có thể làm gia tăng xung đột.

Thời gian qua, Đức đã liên tục tăng cường viện trợ cho Ukraine và hiện là nước cung cấp viện trợ quân sự lớn thứ hai cho Kiev sau Mỹ. Ông Pistorius nhấn mạnh rằng ưu tiên hàng đầu của Đức hiện tại là giúp đỡ Ukraine “củng cố năng lực phòng không, tổ chức huấn luyện, cung cấp xe bọc thép và hỗ trợ kỹ thuật”.

* Ba Lan điều thêm quân tới biên giới với Belarus

Ngày 3/8, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cho biết Ba Lan sẽ điều động bổ sung quân và phân bổ thêm các nguồn lực để bảo vệ vững chắc khu vực biên giới với Belarus. Trước đó, Ba Lan đã điều động thêm 1.000 binh sĩ quân đội cùng 500 cảnh sát tới tăng cường an ninh cho các thị trấn Biala Podlaska và Kolnot giáp biên.

Ba Lan tăng cường an ninh tại khu vực biên giới với Belarus. Ảnh:Anadolu Ajansi

Hôm thứ ba (1/8), Bộ Quốc phòng Ba Lan cáo buộc khí tài quân sự của Belarus đã xâm phạm không phận Ba Lan. Belarus ngay lập tức đã bác bỏ cáo buộc này. Ngày 3/8, hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu dẫn lời Bộ trưởng Mariusz Blaszczak nhận định về an ninh khu vực biên giới với Belarus như sau: “Chúng ta phải tính đến những hành động khiêu khích hơn nữa... Lệnh của tôi là tăng cường an ninh ở biên giới”.

 

Trước đó, cũng trong ngày 3/8, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan cũng thông báo kết luận về việc ký hợp đồng trị giá 90 triệu euro (98,56 triệu USD) với Công ty công nghệ quốc phòng Mesko, cung cấp hàng trăm tên lửa dẫn đường chống tăng Spike-LR cho Lục quân Ba Lan. Ông Mariusz Blaszczak cũng cho biết lô radar Bystra đầu tiên sẽ được chuyển giao cho quân đội trong năm nay, giúp tăng cường năng lực phòng không và đánh chặn tên lửa nhằm vào Ba Lan.

* Mỹ bắt giữ quân nhân lực lượng hải quân với cáo buộc làm gián điệp

Ngày 3/8, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo đã bắt giữ 2 quân nhân của Hải quân Mỹ với cáo buộc “gửi thông tin quân sự nhạy cảm'” cho nước ngoài. Theo cáo trạng, quân nhân hải quân đang tại ngũ Jinchao Wei, còn có tên khác là Patrick Wei, bị cáo buộc với tội danh âm mưu gửi thông tin quốc phòng cho một sĩ quan tình báo nước ngoài. Trường hợp còn lại là quân nhân Wenheng Zhao, tên khác là Thomas Zhao, bị buộc tội nhận hối lộ để chuyển thông tin quân sự nhạy cảm cho một sĩ quan tình báo nước ngoài khác.

Mỹ bắt giữ 2 binh sĩ hải quân với cáo buộc làm gián điệp. Ảnh:Anadolu Ajansi

Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Matthew Olsen cho biết: “Những cá nhân này bị buộc tội vi phạm các cam kết bảo vệ nước Mỹ và phản bội lòng tin của công chúng”.

Theo các cáo trạng, Wei từng là thợ máy trên tàu đổ bộ USS Essex đang được bảo trì tại Căn cứ hải quân San Diego, còn Zhao hiện làm việc tại Căn cứ hải quân Hạt Ventura ở Port Hueneme và có quyền truy cập vào các tài liệu mật. Cả hai đã chuyển cho sĩ quan tình báo nước ngoài các thông tin nhạy cảm liên quan đến công nghệ, kế hoạch hoạt động của Hải quân Mỹ (bao gồm cả lịch tập trận quân sự quốc tế), cũng như các thông tin về vũ khí, động cơ đẩy và hệ thống khử muối trên tàu hải quân.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm