Quốc tế

Quốc gia nào khối NATO có trực thăng săn ngầm mang vũ khí hạt nhân của Liên Xô

Mi-14 (NATO định danh là Haze) là dòng trực thăng săn ngầm nổi tiếng của Liên Xô có thể triển khai vũ khí hạt nhân để diệt tàu ngầm trong bán kính lên tới 1.000m. Hiện Ba Lan là quốc gia duy nhất thuộc khối NATO sở hữu dòng trực thăng nổi tiếng này.

Mỹ bắt đầu đưa trực thăng không người lái MQ-8C vào hoạt động / Nga hoàn thành thiết kế trực thăng săn ngầm Ka-65 Minoga

Mi-14 (NATO định danh là Haze) được phát triển dựa trên cơ sở mẫu trực thăng săn ngầm Mi-8 nổi tiếng của hải quân Liên Xô trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh, khi Moscow và Washington liên tục chạy đua phát triển các loại thiết bị tinh vi nhằm săn đuổi, tiêu diệt tàu ngầm đối phương tại các vùng biển sâu.

Nguyên mẫu đầu tiên của Mi-14 có tên V-14, bay chuyến thử nghiệm đầu tiên vào ngày 1/8/1967. Cải tiến quan trọng nhất của Mi-14 so với Mi-8 là thiết kế khung thân. Nhằm thu hẹp tối đa khoảng cách trong việc săn đuổi tàu ngầm, các kỹ sư quân sự Liên Xô đã biến chiếc Mi-14 thành một trực thăng "lưỡng cư" đặc biệt với lớp vỏ hình chiếc thuyền được gia cố phần dưới thân giúp nó có thể hạ cánh dễ dàng trên mặt nước và chịu được gió bão cấp 4.

Các phi công Liên Xô rất ưa chuộng loại máy bay này bởi thiết kế cabin rộng rãi kết hợp với công nghệ hạn chế rung, giúp phi hành đoàn thoải mái trong các chuyến tuần tra kéo dài nhiều giờ vào ban đêm. Mi-14 có khả năng chuyên chở 32 binh sĩ và 12 cáng cứu thương.

Trực thăng săn ngầm Mi-14

Trực thăng săn ngầm Mi-14

Được mệnh danh là "sát thủ tàu ngầm", Mi-14 có khả năng tác chiến xa bờ 300 km, hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết; bay được liên tiếp 5,5 giờ với quãng đường lên tới 1.100 km. Do đó, nó có thể tìm kiếm tàu ngầm đối phương trong khoảng thời gian dài mà không phải hạ cánh trên tàu khu trục như các loại trực thăng K-27 hoặc K-28.

ảnh 2

Ba Lan là quốc gia thuộc khối NATO sở hữu dòng trực thăng nổi tiếng này.

Về khả năng tác chiến điện tử, Mi-14 được trang bị hệ thống thủy âm sonar Oka-2 hoạt động tương đối ổn định, hệ thống phao âm Bakou với 36 phao dự phòng, trong đó 18 phao có khả năng giám sát cùng lúc.

Ngoài ra, Mi-14 còn được lắp đặt hệ phát hiện điểm từ trường bất thường MAD và hệ thống dò tìm tàu ngầm bằng sóng âm VGS hiện đại. Radar Initziativa-2M của Mi-14 có khả năng phát hiện mục tiêu trong phạm vi 220 km. Ngoài Nga còn Ba Lan, Rumani, Syria và một vài quốc gia khác còn sở hữu dòng trực thăng này.

ảnh 3
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm