Quốc tế

Radar Mỹ nhìn thấy vũ khí siêu vượt âm nhưng bất lực

Với radar trên hạm thế hệ mới, Mỹ có thể phát hiện được đòn đánh từ vũ khí siêu vượt âm nhưng đánh chặn chúng đang nằm ngoài khả năng của Mỹ.

Trang USNI News cho biết, đang hợp tác cùng nhà thầu SAAB của Thụy Điển phát triển hệ thống radar thế hệ mới AN/SPN-50 trang bị cho tàu sân bay nhằm tăng cường khả năng đối phó với sự nguy hiểm của tên lửa siêu vượt âm.

Theo kế hoạch, việc sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm 2020, đưa vào hoạt động nửa cuối năm 2022.

Nhưng trước khi chính thức được trang bị, AN/SPN-50 sẽ được thử nghiệm trên USS Dwight D. Eisenhower và tàu tấn công đổ bộ USS Bougainville (LHA-8) đang chế tạo.

Hệ thống radar trên hạm sẽ được thay bằng AN/SPN-50.

Nếu việc thử nghiệm diễn ra thuận lợi, Hải quân Mỹ sẽ mua 25 radar AN/ SPN-50 vào năm 2028 nhằm thay thế toàn bộ radar khống chế trên không của các tàu sân bay lớp Nimitz hiện nay.

Radar AN/SPN-50 có thể cung cấp vị trí máy bay trong phạm vi rộng lớn hơn, tín hiệu radar và dữ liệu cũng ở quy mô lớn hơn.

Nói về lý do phát triển hệ thống radar mới, ông Kevin Watkins, Giám đốc dự án của Văn phòng Chương trình Hệ thống Quản lý Không lưu Hải quân Mỹ cho biết, radar trên tàu sân bay hiện tại đã được sử dụng từ giữa những năm 1960.

Chức năng và hoạt động của nó vẫn ổn định, nhưng nó đã là một hệ thống cũ, có nhiều hạn chế trong việc theo dõi, phát hiện các loại vũ khí siêu vượt âm hiện nay, vì vậy nâng cấp về mặt kỹ thuật là việc rất cần thiết.

Nhưng điều bất ngờ theo tiết lộ của chính Hải quân Mỹ, dù thành công với chương trình AN/SPN-50 và hệ thống radar này hoạt động đúng như thiết kế thì Mỹ vẫn không thể làm gì nếu bị vũ khí siêu vượt âm tấn công bởi hiện tại, nước này không hề có hệ thống phòng thủ nào đủ sức đánh chặn vũ khí tấn công nhanh như vậy.

Thực tế này cũng đã được chuyên gia quân sự Richard M.Harrison thừa nhận, hiện lá chắn tên lửa Mỹ không có cách nào chặn được vũ khí siêu thanh của Nga.

Chuyên gia Mỹ cho rằng, vũ khí siêu thanh Nga phát triển là "một thế hệ mới những tên lửa bay cực nhanh và có khả năng cơ động vượt trội". Không giống các tên lửa đạn đạo, các tên lửa siêu thanh không bay theo quỹ đạo hình parabol để có thể đoán trước mà đánh chặn.

Để bắn hạ một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay hoàn toàn đủ khả năng nhắm trúng mục tiêu và “bắn một viên đạn bằng một viên đạn.

Chuyên gia M.Harrison thừa nhận: "Đối phó với các tên lửa siêu thanh thì chẳng khác nào đang cố gắng bắn vào một viên đạn có thể đổi hướng bay giữa chừng. Số lượng các hệ thống phòng thủ có khả năng làm như vậy là vô cùng ít...

Mặc dù các tên lửa siêu thanh bay cao trong tầng khí quyển Trái Đất nhưng lại quá thấp để các hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo trong không gian hiện nay có thể phát hiện ra. Chính vì vậy, hiện Mỹ không có cách nào đánh chặn vũ khí siêu thanh".

Theo Thùy Dung/Báo Đất Việt

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo