Để có thể thành thạo trong việc tiếp cận máy bay nước ngoài, đặc biệt là các loại máy bay ném bom tầm xa của Nga trong khu vực biển Bắc, không quân Anh vừa có màn tập rượt tiếp cận máy bay ném bom B-52 của Mỹ ở vùng biển này.
Cuối tuần vừa rồi, các chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh đã có một màn huấn luyện khá lạ lẫm với máy bay ném bom B-52 của Không quân Mỹ trên vùng biển Bắc. Nguồn ảnh: BI.
Trong bài huấn luyện này, Không quân Hoàng gia Anh sẽ giả định máy bay B-52 của Mỹ là phương tiện bay không xác định, "đi lạc" vào vùng Biển Bắc và sẽ thực hiện bay ra tiếp cận. Nguồn ảnh: BI.
Quá trình tiếp cận cũng sẽ giả định các phương tiện liên lạc giữa B-52 và những chiếc Typhoon bị lỗi, các phi công phải ra hiệu cho nhau bằng tay ở tốc độ gần 1000 km/h hoặc tiêm kích Typhoon phải gây sức ép buộc B-52 đổi hướng. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù không chỉ đích danh mục tiêu của cuộc diễn tập này nhưng truyền thông châu Âu khẳng định, bài tập này nhắm vào các máy bay của Nga - hiện đang mở rộng hoạt động lên vùng biển Bắc trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Flickr.
Có tên đầy đủ là Eurofighter Typhoon. Đây là loại chiến đấu cơ đa nhiệm vụ, có thiết kế rất đặc trưng với cánh tam giác và cánh mũi lớn. Typhoon được chế tạo bởi nhiều quốc gia châu Âu trong đó có Đức, Anh và Italia góp phần nhiều công sức. Nguồn ảnh: Flickr.
Loại chiến đấu cơ này thực hiện chuyến bay đầu tiên từ năm 1994 nhưng phải mãi tới năm 2003 mới bắt đầu được đưa ra giới thiệu. Tới nay, Typhoon đã được sản xuất gần 600 chiếc, phục vụ trong lực lượng không quân nhiều nước châu Âu. Nguồn ảnh: Flickr.
Tuy là "hàng nhà tự trồng", tuy nhiên tiêm kích Typhoon lại có giá thành rất đắt, lên tới 90 triệu Euro cho mỗi chiếc - đây là giá thành cực cao so với các loại tiêm kích hiện đại của Nga hoặc Mỹ ra đời cùng thời điểm. Nguồn ảnh: Flickr.
Mặc dù đắt đỏ như vậy, tiêm kích Typhoon cũng không có gì quá nổi bật với trọng lượng cất cánh tối đa 23,5 tấn, tốc độ tối đa Mach 2.0, trần bay 19,800 mét và mang theo được 9 tấn vũ khí. Nguồn ảnh: Flickr.
Nhiều chuyên gia nhận định, với thiết kế cánh tam giác, Typhoon đáng lẽ ra phải mang theo được lượng vũ khí nhiều hơn do lực nâng được cải thiện tối đa với thiết kế này. Tuy nhiên đáng buồn là động cơ của chiến đấu cơ này lại có phần khá yếu so với thiết kế khí động học tuyệt vời của nó. Nguồn ảnh: Flickr.
Hiện tại, một vài quốc gia ngoài châu Âu cũng đang sử dụng Typhoon trong biên chế trong đó bao gồm Qatar, Oman, Kuwait và Saudi Arabia. Nguồn ảnh: Flickr.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
Theo Tuấn Anh/Kiến thức