Trong quá khứ, để không quá dựa dẫm vào Mỹ, Pháp kết hợp cùng với Italia để chế tạo ra dòng tên lửa đất đối không cực kỳ hiện đại, không thua kém gì các loại tên lửa do Mỹ và Nga sản xuất.
Trong biên chế của Quân đội NATO, có một loại tên lửa phòng không cực kỳ hiện đại mang tên Aster. Đây là dòng tên lửa đất đối không được Pháp phối hợp cùng Italia thiết kế và sản xuất kể từ năm 2001. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cái tên Aster được lấy cảm hứng từ một xạ thủ bắn cung trong Thần thoại Hy Lạp tên Asterion - hàm ý chỉ rằng loại tên lửa này của châu Âu có khả năng cự phách "bách phát bách trúng". Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại có hai dòng tên lửa Aster phổ biến là dòng Aster 15 và Aster 30. Trong đó riêng loại Aster 30 đã có rất nhiều phiên bản, mỗi phiên bản cung cấp một khả năng khác nhau, giúp tạo được lưới lửa đa tầng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với phiên bản tên lửa Aster 15, loại tên lửa này được đặt trên bệ phóng cố định. Aster 15 có tổng trọng lượng 310 kg, đường kính đầu đạn 180mm và có mang đầu đạn nổ mạnh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tên lửa được thiết kế với động cơ tên lửa rắn, hai giai đoạn phóng, tầm bắn tối đa từ 1,7 cho tới 30 km, tầm bay cao tối đa 13 km và có tốc độ Mach 3.5 tương đương 1191 km/giây. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong khi đó phiên bản Aster 30 được chia làm ba loại, bao gồm Block 0, Block 1NT và Block 2 BMD đang được nghiên cứu và hoàn thiện. Aster 30 có trọng lượng tổng cộng 450 kg, dài 4,9 mét và có tầm hoạt động từ 3 tới 120 km tùy từng phiên bản. Nguồn ảnh: Pinterest.
Độ cao tối đa của phiên bản Aster 30 vào khoảng 20 km, tốc độ tối đa nhanh hơn 30% so với Aster 15, vào khoảng Mach 4.5 tương đương 1500 mét/giây và được cho là không thể né tránh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phiên bản Aster 30 Block 0 có khả năng phòng thủ diện rộng, trong khi đó Block 1NT có khả năng bao quát và bắn hạ những tên lửa đạn đạo có tầm phóng từ 1500km trở xuống. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mới nhất là bản Block 2 BMD hiện vẫn đang được phát triển có khả năng tấn công và đánh chặn những tên lửa có tầm bắn tối đa 3000 km. Hiện tại, loại tên lửa này đã được châu Âu tích hợp lên nhiều loại tàu chiến, tàu khu trục khác nhau để tăng cường khả năng phòng thủ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tên lửa phòng không Aster được xuất khẩu cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Algeria, Qatar, Saudi Arabia, Anh,... Thậm chí ở châu Á, Singapre cũng sử dụng loại tên lửa này trong biên chế lực lượng Hải quân và Không quân của mình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
Theo Tuấn Anh/Kiến thức