Sợ Quân Giải phóng, Mỹ chế hẳn máy bay chống chiến tranh du kích
Do quá lo sợ các cuộc phục kích của Quân Giải phóng, cuối những năm 1960 Mỹ đã chế tạo ra một loại máy bay chiến đấu chuyên làm nhiệm vụ chống chiến tranh du kích dựa trên thiết kế của chiếc P-51 Mustang huyền thoại.
Trung Quốc "khoe" công nghệ máy bay không người lái thông minh mới / Iran bị nghi phóng tên lửa vào máy bay không người lái Mỹ trước vụ tấn công tàu dầu
Loại máy bay mang tên Piper PA-48 bắt đầu được Mỹ nghiên cứu và hoàn thiện từ năm 1968 - khi cuộc Chiến tranh Việt Nam lên tới đỉnh điểm và quân Mỹ gần như đã vượt quá sức chịu đựng với kiểu chiến tranh phi quy ước ở chiến trường này.. Nguồn ảnh: Flickr.
Nhiều người tin rằng lối đánh mà Quân Giải phóng sử dụng ở chiến trường Việt Nam đã khiến Mỹ phải chế tạo một loại máy bay với mục đích sử dụng chủ yếu đó là chống chiến tranh du kích. Nguồn ảnh: Flickr.
Thành quả của chương trình nghiên cứu và chế tạo máy bay chống chiến tranh du kích này của Mỹ chính là chiếc Piper PA-48 - một phiên bản đặc biệt được chế tạo chuyên cho kiểu tác chiến cường độ thấp dựa trên thiết kế của chiếc P-51 Mustang huyền thoại.. Nguồn ảnh: Tumblr.
Đặc điểm thường thấy trên một chiếc máy bay chống chiến tranh du kích đó là nó có khả năng sử dụng cho cả quân sự lẫn dân sự; bên cạnh khả năng chiến đấu loại máy bay này còn có thể sử dụng như máy bay tuần thám, thu thập tin tình báo; có hệ thống thông tin liên lạc hiệu quả và thường chỉ có khả năng tấn công không đối đất nhưng ở cường độ thấp.. Nguồn ảnh: Flickr.
Với khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất ở cường độ thấp, các loại máy bay chống chiến tranh du kích này sẽ thường được trang bị hoả lực chính thường là pháo cỡ lớn (từ 37 mm trở xuống) và có tốc độ bay tối thiểu cực chậm để thả bom chính xác.. Nguồn ảnh: Wiki.
Đặc điểm của chiến tranh du kích đó là cuộc chiến này có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào. Vậy nên một máy bay được coi là thiết kế để chống chiến tranh du kích cần có động cơ bền bỉ, giá thành vận hành rẻ tiền, đủ để quân đội Mỹ cho bay loại máy bay này thường xuyên trên không, khi cần sẽ ngay lập tức xà xuống yểm trợ chứ không phải chờ nạp nhiên liệu rồi mới cất cánh như các loại tiêm kích phản lực khác.. Nguồn ảnh: Airliners.
Khi tấn công, hoả lực của loại máy bay này phải đủ mạnh để tiêu diệt được mục tiêu nhưng cũng không được quá mạnh để bảo vệ cơ sở vật chất xung quanh hoặc bảo vệ quân mình xung quanh mục tiêu vì chiến tranh du kích thường có bán kính chiến đấu cực thấp.. Nguồn ảnh: Flickr.
Piper PA-48 có hội tụ đầy đủ các yếu tố kể trên, loại máy bay này có trọng lượng rất nhẹ, chỉ khoảng 3266 kg và sử dụng một động cơ với bốn lá cánh quạt công suất khoảng 2500 mã lực. Piper được trang bị tổng cộng tới 10 giá treo vũ khí dưới hai cánh và hai đầu cánh là hệ thống ăng-ten thông tin liên lạc.. Nguồn ảnh: Military.
Tốc độ tối đa của loại máy bay này chỉ là 556 km/h nhưng tốc độ tối thiểu của nó lại rất tốt, chỉ 150 km/h - đủ chậm để nó có thể có được những pha tấn công mục tiêu mặt đất thật chính xác.. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi mang theo trang bị vũ khí tối thiểu bao gồm 2 pod pháo 30mm, loại máy bay chống du kích này có thể đạt tầm bay tối đa 740 km và có trần bay cao tối đa 6100 mét.. Nguồn ảnh: Flickr.
Mặc dù thông số kỹ thuật trên giấy tỏ ra khá hiệu quả, tuy nhiên Piper PA-48 lại ra đời quá muộn, vào năm 1971 khi nó thực hiện chuyến bay thử đầu tiên thành công thì quân Mỹ cũng chuẩn bị... rút khỏi Việt Nam và không còn cần tới một cứu cánh cho cuộc chiến tranh du kích này nữa. Cuối cùng, chỉ có 4 chiếc PA-48 được ra đời. Nguồn ảnh: Airfighters.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo