Quốc tế

Sốc: Máy bay Indonesia lao xuống biển vì bị đánh bom?

Một quả bom có ​​thể đã khiến chiếc máy bay chở 189 người của Indonesia lao thẳng xuống biển ngay sau khi vừa cất cánh hơn 10 phút, báo Anh Daily Mail dẫn lời một chuyên gia hàng không phỏng đoán.

Clip: Toàn cảnh thảm kịch máy bay Indonesia chở 189 người rơi xuống biển / Tổng thống Indonesia Widodo gặp gia đình các nạn nhân sau vụ rơi máy bay

soc: may bay indonesia lao xuong bien vi bi danh bom? hinh anh 1

Một mảnh vỡ từ chiếc máy bay xấu số.

Chuyến bay JT610 của hãng hàng không Indonesia Lion Air đang trên đường bay đến Pangkal Pinang, một hòn đảo phía bắc thủ đô Jakarta thì mất liên lạc với kiểm soát không lưu vào lúc 6h33 sáng thứ Hai (29.10 theo giờ địa phương). Chỉ 13 phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay đã gặp nạn, lao thẳng xuống biển khiến toàn bộ 189 người trên khoang được cho là đã thiệt mạng.

Một phi công tên là John Nance nhận định, thảm kịch JT610 rất bất thường, và đã đưa ra giả thiết sốc về nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn.

“Một máy bay như thế thường khó có thể rơi. Không có gì trên máy bay, kể cả các động cơ máy bay có thể gây ra một bi kịch thảm khốc như thế. Vì vậy, chúng tôi đang xem xét khả năng, chẳng hạn, một quả bom đã nổ trên máy bay", phi công John Nance đưa ra giả thiết đồng thời nói thêm rằng, sơ xuất của phi công hoặc một vụ giết người-tự sát cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thảm kịch.

soc: may bay indonesia lao xuong bien vi bi danh bom? hinh anh 2

Thợ lặn đang tìm kiếm xác máy bay và các nạn nhân xấu số.

 

Trong khi đó, chuyên gia hàng không Úc kiêm cựu phi công của hãng Emirates, Byron Bailey cho biết, ông tin rằng việc phi công chưa được đào tạo đầy đủ là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn.

"Không phải lỗi tại máy bay, tôi chắc chắn về điều đó. Bạn thực sự phải nhìn vào các hãng hàng không giá rẻ và việc đào tào phi công của các hãng này. Thông thường các phi công sẽ được đào tạo thông qua một chuyến bay giả lập 6 tháng/lần để thực hành các kỹ năng. Nhưng nếu làm cho các hãng hàng không giá rẻ, họ sẽ không được tham gia các khóa đào tạo giả lập", ông Bailey bình luận với Nine News .

Một quan chức Indonesia đã xác nhận rằng, ngay trước thảm họa, cơ trưởng JT610, Bhavye Suneja, người Ấn Độ đã thông báo về "những sự cố kỹ thuật" và vài phút sau khi cất cánh, vị cơ trưởng đã yêu cầu được quay đầu về sân bay.

Kiểm soát không lưu đã cho phép máy bay quay đầu nhưng chiếc máy bay sau đó biến mất khỏi màn hình radar và lao xuống biển. Trước đó, chiếc máy bay của hãng Lion Air đã được báo cáo gặp các vấn đề về kỹ thuật ngày hôm trước chuyến bay. Tuy nhiên, Lion Air cho biết, các vấn đề đó đã được xử lý và máy bay đủ điều kiện cất cánh.


Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm