Soi “nội thất” trực thăng tấn công huyền thoại Mi-24 Nga
Chưa cần Kh-47M2 Kinzhal, Tu-22M3 Nga có sẵn vũ khí khiến đối phương "khiếp vía" / Vì sao Việt Nam nên lựa chọn tên lửa LORA Israel thay vì Iskander-E Nga?
Theo Wikipedia, Mi-24 là trực thăng tấn công đầu tiên trong lịch sử phát triển vũ khí hàng không Liên Xô (Nga). Dù là đầu tiên và thường người ta ít có kinh nghiệm với những thứ mở đầu nhưng Mi-24 được coi là trực thăng vũ trang tốt nhất của Liên Xô (Nga). Việt Nam cũng có vinh dự trang bị loại trực thăng này vào những năm 1980. Nguồn ảnh: English Russia
Bên cạnh dàn vũ khí tối tân, một trong những điểm người ta thường tò mò khi khám phá trực thăng tấn công Mi-24 là bên trong “con quái vật bay” này thế nào. Việc tiếp xúc ở các căn cứ là không dễ, nhưng tại các bảo tàng thì thoải mái hơn. Các nhiếp ảnh gia Nga đã đăng lên mạng English Rusia loạt ảnh đặc biệt khám phá bên trong trực thăng Mi-24. Nguồn ảnh: English Russia
Chiếc trực thăng mà các nhiếp ảnh gia được tiếp cận thuộc phiên bản Mi-24V bắt đầu được sản xuất vào năm 1976. Mẫu này chủ yếu không có nhiều sự thay đổi so với mẫu phổ biến Mi-24D nhưng được trang bị loại vũ khí diệt tăng mạnh hơn, tên lửa chống tăng dẫn đường vô tuyến 9M114 Shturm (NATO định danh là AT-6). Nguồn ảnh: English Russia
Ở đầu mũi máy bay trang bị khẩu Yak-B 4 nòng cỡ 12,7mm. Nguồn ảnh: English Russia
Cận cảnh cửa khoang chở quân trên chiếc trực thăng Mi-24 – đây là trực thăng chiến đấu duy nhất trên thế giới hiện nay thiết kế cho cả nhiệm vụ chở quân đổ bộ và vũ trang vũ khí hạng nặng tương đương trực thăng Mỹ, phương Tây. Nguồn ảnh: English Russia
Khoang chở quân trên Mi-24 có thể chứa tối đa 8 lính vũ trang đầy đủ hoặc 4 cánh cứu thương. Nguồn ảnh: English Russia
Điều kỳ thú là khoang chở quân này lại có cửa thông với cabin lái trên Mi-24, dù vẫn có một cánh cửa ngăn cách. Nguồn ảnh: English Russia
Cận cảnh khe thông giữa buồng lái và buồng chở quân. Nguồn ảnh: English Russia
Khe này khá chật hẹp và chỉ vừa cho một người đứng, tuy nhiên phi công lái trực thăng thì không thể vào buồng lái bằng cửa này. Họ bắt buộc phải dùng cửa ở phía ngoài. Nguồn ảnh: English Russia
Cận cảnh buồng lái của một trong 2 phi công. Nguồn ảnh: English Russia
Thông thường trên trực thăng chiến đấu có buồng lái 2 chỗ ngồi: phi công và phi công điều khiển vũ khí. Đây có thể là vị trí ngồi của phi công lái máy bay, còn vị trí phía dưới là của người dùng vũ khí với tầm nhìn bố trí tốt hơn. Nguồn ảnh: English Russia
Thiết kế đặc trưng của những năm 1970 với vô số đồng hồ đo, hiển thị thông tin bay khá rối mắt. Nguồn ảnh: English Russia
Tuy nhiên, những phi công bắt buộc phải thuộc lòng “ma trận đồng hồ” này nếu muốn làm chủ “cá sấu bay” Mi-24. Nguồn ảnh: English Russia
Không chỉ có đồng hồ mà còn vô số nút bấm trên bảng điều khiển ở trước ặt, trái phải buồng lái. Nguồn ảnh: English Russia
End of content
Không có tin nào tiếp theo