Quốc tế

Su-57 bị hạ cấp từ thế hệ năm xuống thế hệ 4

Ông Lukashevich cho rằng vấn đề chính khiến không thể xếp Su-57 vào lớp máy bay thế hệ năm là do nó sử dụng động cơ 'yếu'.

Lại xin tiếp tục loạt bài về - trang bị kỹ thuật quân sự của chuyên gia quân sự, cựu kỹ sư chính Vladimir Tuchkov. Bài viết với tiêu đề trên đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 6/8/2019.

Trên ảnh: Máy bay tiêm kích đa năng thệ hệ năm Nga Su-57 (Ảnh: AP/ТАSS)

Vạch trần và “bố cáo” cho bàn dân thiên hạ biết những nhược điểm của chiếc thế hệ năm Nga vừa mới chào đời Su-57 đã trở thành mốt thời thượng.

Không nghi ngờ gì nữa, cứ theo quy luật cạnh tranh khốc liệt trên thương trường, thì bên phát động “tiến trình” này sẽ được xác định không mấy khó khăn- đó chính là Công ty Mỹ “Lockheed-Martin”.

Sau đó nữa, cũng với một động cơ tương tự, sẽ đến lượt Ấn Độ, vì nước này không còn muốn chi nhiều tiền cho dự án thiết kế chung với Nga biến thể Su-57 dành riêng cho New Dehly. Nhưng đáng ngạc nhiên là vừa mới đây, đã xuất hiện có một vài chuyên gia Nga đã tham gia vào “công cuộc dìm hàng” Su-57 này.

Có lẽ, nhận định mang tính chê bai cực đoan nhất là một tuyên bố mới xuất hiện mới đây trên trang web của “Cơ quan Tin tức Quốc gia”.

(Đó là tuyên bố của) chuyên gia hàng không Vadim Lukashevich,- một người đã từng làm việc chính tại Phòng Thiết kế- thử nghiệm Sukhoi trong ba năm cuối thập niên 80, còn hiện nay- đang là ủy viên Hội đồng Chính trị Đảng Tự do Nhân dân (RPR- tên khác nữa PARNAS-ND), - ông này đã “tước quyền” của Su-57 được đứng trong “hàng ngũ” các máy bay tiêm kích thế hệ năm và lôi nó xuống xếp vào thế hệ bốn.

Vậy, những “tội lỗi chính” của Su-57 là gì?

Theo Ngài Lukashevich, Su-57 chỉ có một ưu điểm duy nhất- đó là khả năng siêu cơ động. Tuy nhiên (vẫn theo Lukashevich), đối với các máy bay thế hệ năm, khả năng siêu cơ động là không cần thiết. Bởi vì tất cả các trận không chiến hiện đại được tiến hành ở cự ly trung bình là 30-50 km. Phát hiện kẻ thù - phóng tên lửa. Và thế là xong- đã giành chiến thắng.

Tuy nhiên, rất nhiều giáo viên người Mỹ chuyên huấn luyện phi công Mỹ lái F-22 đánh nhau với máy bay tiêm kích Su-35 và Su-57 mô phỏng của Nga lại không đồng ý với nhận định của vị chuyên gia Nga nói trên.

Theo họ thì trong các trận không chiến huấn luyện (với các điều kiện sát thực tế nhất), thường vào những phút cuối– kết cục trận đánh sẽ được định đoạt bằng một trận chiến tầm gần. Và trong trường hợp này, như chính những người Mỹ dày dạn kinh nghiệm đó thừa nhận,”các người Mỹ” (tức F-22) rất ít có cơ hội sống sót khi đánh nhau (ở cự ly gần) với các máy bay Nga nói trên.

Vadim Lukashevich còn khẳng định: “Máy bay thế hệ thứ năm có ba chỉ số (yêu cầu) chủ chốt- Đó là tốc độ bay hành trình siêu thanh, diện tích phản xạ radar hiệu dụng cực nhỏ (khả năng siêu tàng hình) và khả năng tích hợp tất cả các hệ thống trên máy bay thành một tổ hợp duy nhất (thể thống nhất).

Nếu chúng ta so sánh máy bay Mỹ với máy bay của chúng ta (Nga), thì máy bay của chúng ta chưa phải là máy bay thế hệ năm. Nó vẫn chưa đáp ứng được tiêu chí tàng hình, chỉ số này vẫn cần phải được cải thiện nhiều nữa . Vẫn chưa có động cơ cho phép đạt tốc độ cần thiết. Còn về người Mỹ, nếu chúng ta đề cập tới F-22, thì đó mới chính là một máy bay thế hệ năm thực thụ".

Máy bay tiêm kích tàng hình Mỹ F-22 “Raptor”

Cần phải nói (phản biện) ngay rằng cần nhiều tiêu chí hơn để có thể xếp một máy bay nào đấy vào thế hệ năm (chứ không phải chỉ là ba như Lukashevich nói). Ví dụ cụ thể: phải là máy bay đa năng- có nghĩa là có khả năng tấn công các mục tiêu cả ở trên không, trên mặt biển và trên mặt đất với cùng một hiệu quả như nhau.

Và nếu xét theo tiêu chí này, thì không chỉ Su-57 Nga, mà ngay cả Su-35 Nga cũng đã vượt mặt F-22 Mỹ. Bởi vì vào thời gian đầu, chiếc máy bay Mỹ nói trên được thiết kế chủ yếu là để thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không. Và chỉ sau đó, khi máy bay đã được chế tạo hoàn chỉnh, các công trình sư bên kia đại dương (Mỹ) mới sực nhớ ra và cấp tốc “cải tiến” máy bay để “cải thiện” các khả năng tấn công của nó.

Còn một yêu cầu khác là sử dụng radar ăng ten mạng pha chủ động. Su-57 thỏa mãn tiêu chí trên. Trên thực tế, tất cả các trang thiết bị điện tử của máy bay tiêm kích Nga đều “hoàn toàn hiện đại”. Mặc dù thông tin về tất cả các tính năng của chúng không được tiết lộ.

Còn về những gì liên quan đến khả năng tàng hình, đây là một lĩnh vực “rất đặc thù” trong ngành chế tạo máy bay- một lĩnh vực mà mọi nhận định về khả năng tàng hình như thế nào của một kiểu máy bay nào đó đôi khi được đưa ra chỉ dựa trên những ước đoán và các tin đồn thổi được cố tình “nhân bản”.

Giá trị cụ thể về diện tích phản xạ radar hiệu dụng ở mọi góc tới của sóng radar chỉ có thể xác định được bằng cách cho radar phát sóng phủ toàn máy bay.

Diện tích phản xạ radar hiệu dụng - đây có lẽ là tính năng quan trọng nhất và được giữ bí mật nhất, còn các số liệu được in trong các tờ rơi và cáo bạch phân phát rộng rãi cho khách tham quan các gian triển lãm chủ yếu chỉ mang tính PR(quảng cáo).

Ta lấy ví dụ, theo nhà sản xuất F-35 là “Lockheed Martin” thì diện tích phản xạ radar hiệu dụng của chiếc máy bay này là 0,001 m2.

Trong trường hợp này, dĩ tất nhiên, không một ai am hiểu lại tin vào con số này. Các chuyên gia đưa ra một biên độ khá rộng cho tham số này - từ 0,05m2 đến 0,3 m2. Cũng có một biên độ tương tự như vậy với kiểu máy bay tiêm kích “đời trước” F-35 là F-22.

Nhưng còn với máy bay "tàng hình" Nga,- ngưỡng diện tích phản xạ radar hiệu dụng tối thiểu của nó lớn hơn một chút - 0,1m2. Giá trị trần (tối đa) có tệ hơn (lớn hơn) một chút- tới 0,4 m2.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng “độ tàng hình” trong dải sóng điện từ không chỉ phụ thuộc vào hình dạng của máy bay và lớp phủ hấp thụ radar. Mà còn phụ thuộc vào bức xạ từ chính máy bay.

Nguồn bức xạ lớn nhất từ máy bay là các radar của chính nó. Nhưng khác với F-22, Su-57 có khả năng phát hiện máy bay địch mà không cần bật radar. Để làm điều này (phát hiện máy bay địch)- đã có đài định vị quang-điện tử (OLS- viết tắt tiếng Nga- xin dùng từ viết tắt này), hoạt động ở chế độ thụ động. Có nghĩa là- không phát ra bất cứ thứ gì.

F-35 cũng có OLS. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh một điểm là Su-57 có thêm một lợi thế mà không máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm nào khác của Mỹ có được. (Đó là) ngoài radar chính (ở phần mũi máy bay) mạng pha làm việc trên dải tầncentimet "truyền thống", còn có bốn radar nữa, hai trong số đó làm việc trên dải tần deximet.

Và các radar này (làm việc trên dải tần deximet) phát hiện "máy bay tàng hình" ở cự ly lớn hơn nhiều so với radar dải tần centimet. Cùng với các tên lửa tầm trung mới nhất lắp đầu tự dẫn cực hiệu quả được thiết kế riêng cho Su-57, - các radar này đảm bảo cho Su-57 thực hiện “nghiêm” nguyên tắc "thấy trước- bắn trước".

Một nguyên tắc “bằng vàng” mà người Mỹ đã giữ làm át chủ bài khi trên thế giới tội lỗi này còn chưa có ai khác ngoài người Mỹ có trong trang bị máy bay thế hệ năm.

Còn tiếp, Lukashevich cho rằng vấn đề chính khiến không thể xếp Su-57 vào lớp máy bay thế hệ năm là do nó sử dụng động cơ “yếu”. Động cơ này, theo ý của Lukashevich, không đủ “mạnh” để Su-57 có thể bay hành trình (không bay ở chế độ tăng tốc) ở tốc độ siêu âm.

Chúng ta hãy bắt đầu từ việc: cũng có thể nói y hệt như vậy về F-35. Mặc dù “Lockheed Martin” tuyên bố rằng tốc độ của nó đạt 1,2 M ở chế độ bay hành trình. Tuy nhiên, các chuyên gia đều nhất trí tin rằng với tỷ lệ lực đẩy (tỷ lệ lực đẩy của động cơ so với khối lượng của máy bay- sau đây xin dùng “tỷ lệ lực đẩy”-ND) của chiếc máy bay này, tốc độ hành trình siêu âm là điều không thể.

Tỷ lệ lực đẩy của F-35 với trọng lượng cất cánh chuẩn- 0,89. Theo tham số này, máy bay F-35 được xếp vào nhóm những máy bay tiêm kích xuất hiện trong thập niên 60-80: F-4, MiG-23, F-14, “Mirage”.

Còn tất cả các máy bay tiêm kích đang được khai thác hiện nay đều có tỷ lệ lực đẩy lớn: “Grippen” của Thụy Điển (0,94), “Super Hornet” hạm (trên tàu sân bay) (0,95), “Rafale” của Pháp và F-16 (đều 1,02), F-22 (1,09) ) ...Máy bay tiêm kích “Typhoon” Châu Âu, Su-35 và Su-57 Nga đều có tỷ lệ lực đẩy 1,13.

Thành thử, F-35 có tốc độ không cao và tối đa là 1.6 M. Chính vì thế nên các “nhà hiền triết” của “Lockheed Martin” mới bắt đầu reo rắc khắp mọi nơi cái ý tưởng là máy bay tiêm kích thế hệ năm không chỉ không cần khả năng cơ động cao, mà cả tốc độ cao cũng không cần nốt.

Chúng tôi đã dẫn các dữ liệu về tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng (máy bay) của động cơ giai đoạn đầu (của Su-57)- AL-41F1,- kiểu động cơ mà tất cả mọi người, kể cả Lukashevich đều hết lời chỉ trích, bởi vì nó là phiên bản của động cơ máy bay thế hệ bốn.

Động cơ này đã được lắp cho 10 máy bay Su-57 sắp đưa vào trang bị cho Bộ đội Đường không- vũ trụ Nga trong số 12 chiếc được Bộ Quốc phòng Nga đặt hàng theo hợp đồng đầu tiên.

Hai chiếc còn lại sẽ có động cơ giai đoạn hai, hiện mới chỉ có mã số nhà máy là “Type 30”. Các kỹ sư thiết kế nó tuyên bố rằng Type 30 chắc chắn là động cơ thế hệ 5+. Nó có công suất rất lớn và các tính năng khai thác được cải thiện. Với “Type 30”, tỷ lệ lực đẩy sẽ tăng lên 1,38. Và tốc độ hành trình tối đa lên tới 1,5 M.

Tập đoàn khoa học- sản xuất “Saturn” thành phố Rybinsk đã sản xuất hai chục (20) động cơ mới, - những động cơ này đã qua nhiều thử nghiệm mặt đất và trên không trên hai nguyên mẫu Su-57 từ một năm rưỡi nay. Một chu kỳ thử nghiệm đầy đủ phải mất ba (3) năm.

Do đó, phải sau 1,5−2 năm nữa, “sản phẩm” Type 30 mới được sản xuất hàng loạt. Và tất cả 76 máy bay chiến đấu theo hợp đồng thứ hai sẽ được hoàn thiện với động cơ mới trước khi được giao cho VKS. Chính vì thế, sẽ không ai dám tỏ ra nghi ngờ về việc Su-57 Nga thuộc thế hệ nào.

Nhưng có một điều không thể không đồng ý với Lukashevich- đó là cần phải cải thiện “khả năng tàng hình” của máy bay (Su-57) ngay trong giai đoạn hoàn thiện động cơ mới cho nó.

Nhưng không phải bằng cách thay đổi hình dạng của khung thân máy bay. Và cũng không phải bằng cách sử dụng lớp phủ hấp thụ sóng vô tuyến mới (chúng tôi xin lưu ý rằng sau vụ tai nạn của F-35 Nhật Bản, có tin đồn rằng hình như tàu ngầm Nga là tàu đầu tiên tìm thấy nó dưới đáy biển và đã lấy mang về Nga các mảnh vỡ của thân máy bay cùng lớp phủ bí mật để Nga nghiên cứu “học hỏi”- thực hư thế nào, rất ít người biết).

Cần phải thay đổi hình dạng của vòi phun, làm cho nó “phẳng đi”. Như thế là logic khi chuyển từ động cơ này sang động cơ khác. Và thế là, một mũi tên bắn được hai con chim (nguyên văn- giết được hai con thỏ) – giảm được diện tích phản xạ radar hiệu dụng cả trên phổ radar và phổ hồng ngoại.

Nhưng còn các cửa hút không khí, tất nhiên, sẽ không được làm lại. Cho dù cộng đồng chuyên gia đặt nhiều câu hỏi nhất về nó nhất vì liên quan đến khả năng tàng hình.

Hiện (trên Su-57) đang sử dụng là cửa hút không khí với ống dẫn không khi thẳng. Qua các ống dẫn không khí này, radar địch có thể nhìn thấy các cánh quạt của tuabin. Trên F-22, chúng (các ống dẫn khí) có hình chữ S.

Có vẻ như – đó là một lỗi thiết kế không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, Phòng thiết kế- Thử nghiệm Sukhoi quyết không phải là nơi làm việc của các kỹ sư nghiệp dư. Sơ đồ các cửa hút khí thẳng được chọn để, trước tiên, tăng công suất động cơ nhờ lưu lượng không khí lớn hơn.

Và thứ hai, để có được khoang bên trong chứa được nhiều vũ khí tên lửa và bom hơn (có dung tích lớn hơn). Việc sử dụng các thiết bị nạp khí hình chữ S trong F-22 và F-35 đã dẫn đến một hệ lụy là với cách bố trí như vậy, lượng tên lửa và bom trên các móc treo bên trong ít hơn đáng kể so với Su-57.

Đồng thời, kết cấu các cửa hút khí (nếu chúng được phủ bằng lưới chống radar) không làm thay đổi khả năng tàng hình một cách đáng kể. Có những bằng chứng xác nhận tuyệt vời cho nhận định này.

Đó là trong cuộc đấu thầu chế tạo máy bay tấn công cho Không quân, Hải quân và Lính thủ đánh bộ Mỹ: từ “Lockheed Martin”- có X-35 (tức F-35 sau này ) và từ Boeing- với X-32. X-32 có cửa hút khí thẳng, nhưng diện tích phản xạ radar hiệu dụng của cả hai máy bay (thử nghiệm) trên thực tế là suýt soát nhau.

Vì thế, không phải mọi việc trong lĩnh vực công nghệ tàng hình đều đơn giản.

Và một đánh giá mang tính “tư duy trừu tượng” về khả năng tàng hình rất hiếm khi trùng hợp với tình trạng thực tế của sự việc sự vật.

Và vâng, X-32 của Boeing thua (cuộc đấu thầu) nói trên vì những lý do hoàn toàn khác. Nó không phù hợp để hoạt động trên các tàu đổ bộ đa năng.

Theo Lê Hùng- Nguyễn Hoàng/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo