Quốc tế

Sự kiện đánh dấu bước ngoặt của Hải quân Liên Xô

Ngày 1/11/1989, cột mốc quan trọng của lịch sử Hải quân Liên Xô khi lần đầu tiên một tiêm kích hạ cánh xuống tuần dương hàng không mẫu hạm.

Vào ngày 1/11/1989, phi công thử nghiệm của Văn phòng Thiết kế Sukhoi Viktor Pugachev đã hạ cánh một máy bay chiến đấu Su-27K (Su-33) trên boong tàu sân bay của thành phố Tbilisi (ngày nay con tàu có tên là Đô đốc Hạm đội Liên Xô Kuznetsov.)

Trong lịch sử hàng không nội địa cũng như , đây là lần đầu tiên cú hạ cánh đặc biệt như vậy đã được thực hiện.

Theo dịch vụ báo chí của Công ty Sukhoi, từ năm 1989 tại Hiệp hội sản xuất hàng không Komsomolsk on Amur được đặt theo tên Yu. A. Gagarin (KnAAPO, nay là KnAAZ), việc sản xuất hàng loạt

hạm Su-27K đã bắt đầu.

Chiếc máy bay đầu tiên rời dây chuyền sản xuất được ra mắt vào tháng 2/1990. Các bài thử nghiệm trạng thái của Su-27K được thực hiện vào giai đoạn 1991 - 1994.

Tiêm kích hạm Su-33 trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov

Vào tháng 4/1993, lô hải quân này được chuyển từ KnAAPO sang Hạm đội phương Bắc và trở thành một phần của trung đoàn máy bay chiến đấu hải quân 279.

Đến tháng 8 năm 1994, đã có 24 máy bay sản xuất hàng loạt được chuyển giao. Trong giai đoạn 1993 - 1995, các phi công chiến đấu của Trung đoàn không quân trên hạm 279 đã hoàn toàn làm chủ máy bay.

Sau đó, tàu sân bay (tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay) Đô đốc Kuznetsov trong khoảng thời gian từ tháng 12/1995 - 3/1996 đã thực hiện chuyến huấn luyện tầm xa đầu tiên đến Đại Tây Dương và Biển Địa Trung Hải.

Vào ngày 31/8/1998, theo nghị định của Tổng thống Liên bang Nga, tiêm kích hạm Su-27K đã được chỉ định mang tên mới là Su-33, ngoài ra còn có phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi Su-27KUB nhận tên mới là Su-33UB.

Khoảng 16 tiêm kích Su-33 sẽ được Nga nâng cấp để tiếp tục sử dụng

Hiện tại Không quân Hải quân Nga đang thực hiện chương trình nâng cấp các tiêm kích hạm Su-33 này để tiếp tục sử dụng.

Mặc dù chưa có cấu hình rõ ràng nhưng rất có thể Su-33 sẽ được tiến hành thay thế radar N001K thế hệ cũ bằng loại N011B BARS lắp trên Su-30SM, đi kèm với động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP mạnh mẽ, giúp nó cất cánh đường băng ngắn với tải trọng vũ khí lớn hơn, hạn chế nhược điểm không có máy phóng.

Bên cạnh đó máy bay còn được tích hợp thêm hệ thống dẫn đường - ngắm bắn mục tiêu mặt đất - mặt biển SVP-24-33 do Gefest & T thực hiện vốn đã rất thành công trên những chiếc Su-24M2 triển khai tại chiến trường Syria.

Để thỏa mãn yêu cầu về thời hạn phục vụ do gói nâng cấp trên là tương đối quy mô và tốn kém, các máy bay tiêm kích hạm Su-33 của Hải quân Nga sẽ đòi hỏi trải qua cả chương trình đại tu, sửa chữa lớn để kéo dài thời hạn sử dụng.

Sau khi hoàn thành nâng cấp lên ngang chuẩn Su-30SM, sức mạnh của Su-33 tỏ ra vượt xa phiên bản MiG-29K, cho nên nó sẽ được sử dụng song song với MiG-29K chứ không bị sớm loại biên như dự đoán.

Theo Tùng Dương/Báo Đất Việt

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo