Thực chất, chỉ báo chí quốc tế gọi Izumo là 'tàu sân bay', bản thân Tokyo và báo chí Nhật Bản chưa bao giờ coi đây là một tàu sân bay đúng nghĩa.
Nhật Bản chưa bao giờ coi JS Izumo và những tàu được đóng theo lớp Izumo là " tàu sân bay", quốc gia này cũng luôn phủ nhận việc mình sử hữu tàu sân bay đơn giản là do Nhật Bản không được phép. Nguồn ảnh: JMSDF.
Cụ thể, với vị thế là "kẻ thua cuộc" trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản đã phải chịu rất nhiều quy định áp đặt của phe đồng minh lên quốc gia này, trong đó có việc cấm Tokyo sở hữu các loại phương tiện, vũ khí, khí tài tấn công ra ngoài lãnh thổ Nhật Bản. Nguồn ảnh: JMSDF.
Điều này đồng nghĩa với việc Nhật Bản sẽ không được phép sở hữu tàu sân bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo hay thậm chí là máy bay vận tải quân sự tầm xa. Nguồn ảnh: JMSDF.
Để "lách luật", người Nhật đã xây dựng học thuyết của mình dựa trên yếu tố phòng thủ là chủ yếu nhưng trong đó nhấn mạnh tới việc phòng thủ từ xa và phòng thủ đồng minh - nghĩa là Nhật sẽ đưa quân tới quốc gia đồng minh tham chiến để tạo thế phòng vệ từ xa cho quốc gia mình. Nguồn ảnh: JMSDF.
Với trường hợp của "tàu sân bay" Izumo, thực chất Hàng không mẫu hạm này được Nhật coi là "khu trục hạm mang trực thăng" - chứ không phải một tàu sân bay như báo giới quốc tế hay lầm tưởng. Nguồn ảnh: JMSDF.
JS Izumo chỉ khác các khu trục hạm ở chỗ tàu được thiết kế với việc tối ưu hóa "mang trực thăng" nhiều hơn với tổng cộng năm sàn đỗ, có thể triển khai và thu hồi cùng lúc 5 trực thăng. Nguồn ảnh: JMSDF.
Hiện tại, tàu JS Izumo của Nhật Bản cũng đang được cải biên để có thể tương thích với các máy bay chiến đấu F-35B mà nước này đang và sẽ mua với số lượng lớn từ Mỹ. Nguồn ảnh: JMSDF.
Việc triển khai được các máy bay chiến đấu F-35B sẽ khiến JS Izumo và những tàu được đóng theo lớp này có khả năng không thua kém bất cứ một tàu sân bay đích thực nào. Nguồn ảnh: JMSDF.
Tuy nhiên, bản thân Nhật Bản lại vẫn chưa coi JS Izumo là một tàu sân bay ngay kể cả khi nó có thể mang theo máy bay chiến đấu F-35B. Dự kiến sau khi được cải biên xong, Nhật sẽ gọi JS Izumo là "Khu trục hạm đa năng" - nghĩa là vừa triển khai được chiến đấu cơ, vừa triển khai được trực thăng nhưng nhất định không phải là tàu sân bay. Nguồn ảnh: JMSDF.
Nhiều chuyên gia nhận định, trong tương lai nếu được phép "cởi bỏ" bớt các trói buộc từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật sẽ chú trọng nghiên cứu và phát triển tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo nhiều hơn thay vì tập trung phát triển tàu sân bay. Nguồn ảnh: JMSDF.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
Theo Tuấn Anh/Kiến thức