Quốc tế

Sự thực tiêm kích Su-30SM, Su-35S Nga đủ sức đối đầu F-22 Mỹ

DNVN - Nga từng tuyên bố rằng chưa cần đến Su-57, Su-30SM và Su-35S đã quá đủ để đối đầu với tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F22, điều đó liệu có chính xác?

Tàu sân bay Type 002 Trung Quốc mang số tiêm kích hạm nhiều gấp rưỡi Đô đốc Kuznetsov của Nga / Quân đội Syria đã dùng vũ khí nào để bắn hạ tên lửa mồi bẫy tối tân của Israel?

F-22 là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên trên thế giới, đã phục vụ trong biên chế Không quân Mỹ từ 20 năm nay, nó được coi là phương tiện chủ chốt giúp lực lượng này duy trì ưu thế trên không vượt trội trước mọi đối thủ khác.

Trong khi đó chiến đấu cơ Su-57 của Nga được đánh giá tương đương F-22 vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Tuy nhiên giới chức quân sự Nga từng nhiều lần tự tin khẳng định rằng các tiêm kích thế hệ 4+ của họ như Su-30SM hay Su-35S vẫn thừa sức đánh bại F-22.

Để kiểm chứng lại lời tuyên bố từ phía Nga, cần nhìn nhận kịch bản cuộc không chiến giữa những chiếc tiêm kích này dưới khía cạnh sau đây.

Tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-30SM của Nga. Ảnh: Airlines.

Tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-30SM của Nga. Ảnh: Airlines.

Đối với tiêm kích hiện đại, trong kịch bản đối đầu "sòng phẳng" với nhau thì không chiến ngoài tầm nhìn là yếu tố quan trọng nhất, luôn quyết định đến thắng lợi cuối cùng, thực tế hiện nay đang cho thấy nhà sản xuất ngày càng cố gắng giảm diện tích phản xạ radar cho máy bay cũng như mở rộng tầm trinh sát của radar.

Dễ nhận thấy rằng Su-30SM và Su-35S của Nga nói riêng cũng như dòng Flanker nói chung có kích thước thuộc hàng "khủng long" khi đặt cạnh các chiến đấu cơ khác, vượt xa mọi loại tiêm kích 2 động cơ như F-15, Rafale hay Eurofighter Typhoon.

Đi kèm với đó, máy bay thuộc gia đình Su-27 còn không được thiết kế giảm bề mặt phản xạ, chính vì vậy mà RCS của Su-30SM lên tới 12 -14 m2, vô địch thế giới trong lúc này, còn Su-35S ước tính trong khoảng 10 m2 do tiết giảm được cặp cánh mũi.

Còn trên F-22, Lockheed Martin từng tiết lộ rằng tùy từng góc độ nhưng diện tích phản xạ radar (RCS) của Raptor chỉ dao động quanh mức 0,0001 m2. Ngoài ra máy bay còn được bao bọc bởi lớp sơn phủ đặc biệt có tác dụng hấp thụ 62% - 70% sóng radar của máy bay đối phương.

 

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ.

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ.

Sau chỉ tiêu RCS thì loại radar trang bị cho từng máy bay là yếu tố tiếp theo quyết định thắng lợi.

Radar của Su-30SM là N011M BARS có tầm phát hiện mục tiêu tối đa là 400 km trong điều kiện lý tưởng, tức là để đạt tầm này đối tượng phải là phi cơ cỡ Boeing 747 bay ở độ cao 20.000 m.

 

Sang đến Su-35S, Irkut cho hay N035 Irbis vẫn có tầm 400 km nhưng RCS của vật thể phát hiện được giảm xuống chỉ còn 3 m2, đây rõ ràng là sự cải tiến đáng kể.

Tuy vậy nếu đặt cạnh radar AN/APG-77v1 của F-22 thì cả N011M BARS lẫn N035 Irbis chỉ như ngọn đèn pin đặt cạnh đèn pha cao áp, vì radar của F-22 phát hiện được mục tiêu có RCS chỉ 1 m2 nhưng tầm xa vẫn vươn tới 400 km.

Ngoài ra do là radar mảng pha quét chủ động (radar Nga lắp cho Su-30SM lẫn Su-35S vẫn là loại quét thụ động) mà ăng ten mảng pha của AN/APG-77v1 có khả năng thay đổi tần số trên 1.000 lần mỗi giây, khiến đối thủ không thể thực hiện các biện pháp đối phó điện tử hiệu quả.

Rõ ràng với những ưu thế vượt trội trên, kịch bản có khả năng cao xảy ra khi đối đầu sẽ là Su-30SM và Su-35S bị F-22 bắn hạ từ khi chưa kịp nhận ra sự có mặt của Raptor chứ không như những gì quan chức Nga vẫn thường nói.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm