Quốc tế

Sức mạnh tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn hàng đầu Việt Nam

Việt Nam từng là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á sở hữu tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tới nay, loại tên lửa này vẫn đang được coi là thứ vũ khí lợi hại bậc nhất trong biên chế của Quân đội Việt Nam.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã phát triển một loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và đặt định danh là Scud. Nguồn ảnh: TCQP.

Theo những thông tin mới được hé lộ trong những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu sở hữu các dàn tên lửa đạn đạo Scud đầu tiên từ những năm 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: TL.

Các phiên bản tên lửa Scud xuất hiện trong biên chế của Quân đội Việt Nam được cho là các bản Scud B, Scud C và Scud D. Các phiên bản tên lửa này có tầm bắn lên tới 300 km hoặc 700 km với Scud C. đủ để bao quát trọn một vùng rộng lớn trong lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.

Không chỉ sở hữu và làm chủ loại vũ khí hiện đại này, Việt Nam thậm chí còn tự nghiên cứu, cải biên các phiên bản tên lửa đạn đạo Scud sẵn có trong biên chế, đảm bảo tính chiến đấu cao trong bối cảnh loại tên lửa này đã ra đời được hơn nửa thế kỷ. Nguồn ảnh: QPVN.

Cụ thể, Viện Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân đã nghiên cứu và sản xuất thành công chất oxy hóa trong thành phần nhiên liệu tên lửa. Hợp chất này được cấu tạo dựa trên cơ sở HNO3 và N2O4 pha trộn ở tỷ lệ bí mật và là một trong hai thành phần quan trọng bậc nhất của nhiên liệu lỏng sử dụng trong tên lửa nói chung. Nguồn ảnh: TL.

Đây không chỉ là một thành công với tổ hợp tên lửa này mà còn là một bước tiến cực lớn của Việt Nam trong việc chế tạo các loại tên lửa trong tương lai. Thậm chí chúng ta hoàn toàn có thể mơ về tên lửa đẩy vào vũ trụ dựa vào thành quả của nghiên cứu này. Nguồn ảnh: QPVN.

Ngoài nhiên liệu, hệ thống bơm hút lọc nhiên liệu cho tên lửa đạn đạo Scud cũng được chúng ta cải biên, sử dụng hệ thống bơm hiện đại với máy và đồng hồ đo thay cho việc sử dụng bơm nhiên liệu bằng tay như trong quá khứ. Nguồn ảnh: TCQP.

Qua quá trình thử nghiệm, bơm nhiên liệu lỏng bằng máy do Việt Nam tự chế tạo có thể bơm được với tốc độ đạt 2000 lít/giờ. Nếu sử dụng bơm tay, lượng nhiên liệu tương đương cần tới 4 giờ bơm liên tục và phải có rất nhiều người thay phiên nhau sử dụng bơm tay để có thể đạt được năng suất tối đa. Nguồn ảnh: QPVN.

Ba phiên bản Scud B, C và D hiện đang được Việt Nam sử dụng có thông số kỹ thuật khá khác biệt nhau. Cụ thể, chiều dài của các tên lửa này giao động trong khoảng từ 11,25 cho tới 12,29 mét, trọng lượng giao động từ 600 kg tới 985kg và có độ lệch tâm tối đa từ 450 mét cho tới chỉ khoảng 50 mét. Nguồn ảnh: TL.

Tốc độ tối đa của loại tên lửa này có thể đạt được lên tới Mach 5 - nghĩa là khoảng 1,7 km/giây. Với phiên bản Scud-D, tên lửa sẽ chỉ tốn khoảng 350 giây - nghĩa là khoảng 6 phút trước khi tới mục tiêu ở khoảng cách tối đa - cực kỳ khó đánh chặn do thời gian kể từ lúc phát hiện được Scud rời bệ phóng đến lúc nó đâm vào mục tiêu là quá ngắn. Nguồn ảnh: QPVN.

Hiện tại, Ngoài Việt Nam còn đang có một loạt các quốc gia khác trên thế giới sử dụng loại tên lửa Scud. Thậm chí năm 1995, Mỹ còn nhập khẩu 30 dàn tên lửa Scud-B từ nước ngoài về để nghiên cứu và tìm điểm yếu, dù rằng khi đó Scud-B đã ra đời được hơn 30 năm. Nguồn ảnh: QPVN.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo