Quốc tế

Tấn công cơ sở năng lượng Iran có thể đẩy giá dầu đạt ngưỡng 100 USD

DNVN - Các chuyên gia nhận định rằng một cuộc tấn công tiềm tàng của Israel vào ngành công nghiệp dầu mỏ Iran có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng và làm gia tăng áp lực lên thị trường năng lượng toàn cầu.

Australia ân hạn nợ cho các nước chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu / Tỷ phú người Mỹ tăng cường đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc

Theo lời cảnh báo của Marc Ayoub, nhà nghiên cứu chính sách năng lượng người Liban và thành viên Viện Tahir về Chính sách Trung Đông, đài phát thanh Sputnik cho biết, nếu Israel tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Iran để đáp trả đợt tấn công tên lửa trước đó vào Tel Aviv, thiệt hại đối với cơ sở dầu thô của Iran chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực và tạo ra áp lực lớn lên thị trường năng lượng thế giới.

Một giếng dầu ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Marc Ayoub nhấn mạnh rằng giá dầu đã tăng trong vài ngày qua và có thể chạm mức 80 USD/thùng ngay cả trước khi Israel thực hiện cuộc tấn công.

Bình luận của ông Ayoub xuất hiện trong bối cảnh Israel đang xem xét các phương án phản ứng trước vụ tấn công tên lửa từ Iran. Một trong những lựa chọn mà các quan chức Iran đề cập là tấn công cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iran, đồng thời Israel đang thảo luận về khả năng này với đồng minh Mỹ. Tuy nhiên, vào ngày 4/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Israel chưa đưa ra quyết định cuối cùng về phương án đáp trả, và ông khuyến nghị Israel nên kiềm chế việc tấn công các cơ sở dầu mỏ của Iran.

"Nếu cuộc tấn công xảy ra, tình hình có thể tương tự như khi Iraq tấn công Kuwait vào năm 1990, tùy thuộc vào quy mô của cuộc tấn công. Nguy cơ xung đột leo thang có thể khiến giá dầu tăng vượt ngưỡng 100 USD/thùng. Dự báo cho thấy chúng ta có thể mất 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày", Marc Ayoub phân tích.

Về phản ứng tiềm tàng từ Iran, Marc cho rằng Iran có thể sử dụng vũ khí hạt nhân và chặn Eo biển Hormuz – một tuyến đường vận tải chiến lược quan trọng, nơi có khoảng 20 triệu thùng dầu và các sản phẩm dầu mỏ đi qua mỗi ngày.

"Nếu Iran sử dụng eo biển Hormuz, đây sẽ là một sự leo thang nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia vùng Vịnh, bởi khoảng 27% lượng dầu thế giới đi qua khu vực này, bao gồm các lô hàng của Iran tới Trung Quốc. Điều này chắc chắn sẽ làm tăng thêm áp lực lên nguồn cung và thị trường", Marc nhận định.

 

Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, Iran và Libya đều là thành viên của OPEC. Mặc dù chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ, Iran đã sản xuất khoảng 4 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm 2023, trong khi Libya sản xuất khoảng 1,3 triệu thùng dầu mỗi ngày cùng năm. Các chuyên gia từ ANZ cho biết, sản lượng dầu của Iran đã đạt mức cao nhất trong sáu năm, lên đến 3,7 triệu thùng/ngày vào tháng 8/2024.

Trong cuộc họp ngày 2/10 của Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (OPEC+) – diễn ra một ngày sau khi Iran tấn công Israel – các bộ trưởng quyết định duy trì chính sách sản lượng dầu hiện tại. Nhóm này dự kiến sẽ tăng sản lượng thêm 180.000 thùng/ngày mỗi tháng kể từ tháng 12/2024.

Được biết, ngay sau cuộc tấn công ngày 1/10, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 34 xu Mỹ (0,46%), đạt mức 73,90 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) cũng tăng 27 xu Mỹ (0,39%), lên mức 70,10 USD/thùng.

Cao Thông (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm