Tăng tốc sản xuất vũ khí, Ukraine chưa thể lật ngược thế trận trước Nga
Nga mất bao nhiêu siêu tăng T-90M sau hơn 2 năm chiến sự với Ukraine? / Vũ khí sở hữu 'trí tuệ' sẽ làm thay đổi chiến tranh hiện đại
Trước khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, Ukraine hầu như không sản xuất bất cứ loại vũ khí nào cho lực lượng vũ trang và chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp có từ thời Liên Xô cũng như sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế. Giờ đây, Kiev đang sản xuất máy bay không người lái, đạn pháo và tên lửa... với tốc độ chóng mặt để bổ sung cho kho vũ khí của mình.
Phát biểu với Business Insider lên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington, ông Oleksandr Kamyshin, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Chiến lược Ukraine cho biết: “Tôi không tập trung nhiều vào việc suy nghĩ chúng tôi đã làm được điều đó như thế nào, nhưng thực sự, chúng tôi đã làm được những gì chúng tôi mong muốn. Chúng tôi chỉ có một vài thách thức, chẳng hạn như thiếu năng lượng, chất nổ, có lẽ chỉ vậy thôi”.
Ukraine đã nhận hàng chục tỷ USD tiền hỗ trợ an ninh kể từ khi xung đột nổ ra, trong đó, Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất với hơn 53 tỷ USD. Nhưng khi các cuộc giao tranh trở nên ác liệt hơn, ngành công nghiệp quốc phòng của nước này đang đóng góp nhiều khí tài quân sự hơn cho lực lượng ở tiền tuyến. Những nỗ lực sản xuất trong nước đã bổ sung cho kho vũ khí vốn phụ thuộc lớn vào nguồn nước ngoài. Ông Kamyshin cho biết, Ukraine có thể vẫn sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào sự hỗ trợ của phương Tây vì hiện tại không có bất cứ quốc gia nào có thể vượt qua Nga trong nỗ lực chế tạo vũ khí.
Nga được cho là cũng tiếp nhận vũ khí từ các đối tác nước ngoài, trong đó có Iran và Triều Tiên. Nhưng Moscow đã đầu tư một phần đáng kể GDP vào chi tiêu quân sự và đặt nền kinh tế trong tình trạng thời chiến.
Quá trình sản xuất vũ khí nhanh chóng của Nga đã làm gióng lên hồi chuông cảnh báo với một số nước NATO, khiến họ gia tăng chi tiêu cho quốc phòng. Trước thực tế này, Ukraine cũng nỗ lực thúc đẩy sản xuất vũ khí nội địa và điều đó đang kéo theo việc phát triển nền kinh tế trong nước.
“Chúng tôi đang đưa tất cả những nguồn lực mà chúng tôi có vào cuộc xung đột. Phần lớn ngân sách đều được dành cho cuộc chiến”, ông Kamyshin lưu ý, đồng thời cho biết thêm, Ukraine khó có thể vượt qua ưu thế của Nga về kinh phí và nhân lực, nên nước này đang tập trung vào chất lượng thay vì số lượng.
“Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết tâm vượt trội về chất lượng vũ khí, chất lượng con người. Đây là cách duy nhất giúp chúng tôi chống chọi với Nga trong cuộc chiến”, ông Kamyshin nhấn mạnh.
Nỗ lực hội nhập ngành công nghiệp quốc phòng của NATO
Một trong những lĩnh vực thành công nhất của Ukraine là chương trình phát triển máy bay không người lái. Kiev đã sử dụng máy bay không người lái tấn công tầm xa để tấn công vào các cơ sở quân sự và năng lượng nằm sâu trong lãnh thổ Nga, đồng thời dùng thiết bị không người lái hải quân được cài đặt chất nổ để gây tổn hại cho các tàu chiến Nga ở Biển Đen.
Bên cạnh đó, Ukraine cũng sản xuất rất nhiều máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất, đóng vai trò như một loại vũ khí rẻ tiền để tấn công chính xác vào thiết giáp và nhân sự của đối phương.
Ngoài máy bay không người lái, Ukraine cũng phát triển tên lửa chống hạm tự chế, chẳng hạn như Neptune. Kiev cho biết đã dùng tên lửa này để đánh chìm tàu tuần dương Moska – soái hạm của Hạm đội Biển Đen ở giai đoạn đầu cuộc chiến. Kiev sau đó đã có những sửa đối nhất định để biến Neptune thành tên lửa tấn công mặt đất.
Ukraine hiện đang thực hiện các bước đi lớn hơn để hội nhập ngành công nghiệp quốc phòng trong nước với ngành công nghiệp quốc phòng của NATO và Liên minh châu Âu. Thời gian gần đây, Kiev gần đây đã mở văn phòng tại Washington để đạt được mục tiêu đó, đồng thời hợp tác sâu rộng hơn với các nhà sản xuất vũ khí phương Tây.
Dù các loại vũ khí mới tạo ra một số lợi thế trên chiến trường, nhưng giới phân tích cho rằng, Ukraine vẫn gặp khó khăn khi muốn đẩy lùi Nga ra khỏi các vùng lãnh thổ. Một sỹ quan thuộc lữ đoàn pháo binh 148 của Ukraine cho biết, Kiev vẫn cần nhiều thứ nữa.
“Nguồn vũ khí và nhân lực hiện tại chưa đủ để lật ngược tình thế. Chúng tôi đủ khả năng giữ chân đối phương, nhưng không thể thay đổi đáng kể tình hình mặt trận”, sỹ quan này cho biết, đồng thời chỉ ra rằng trên thực tế, Nga vẫn hoàn toàn chiếm ưu thế trên không.
Kiev đang đặt nhiều hy vọng vào việc tiếp nhận máy bay chiến đấu F-16 của phương Tây trong bối cảnh các phi công Ukraine đầu tiên lái máy bay này sẽ hoàn thành khóa huấn luyện tại Mỹ trong mùa Hè năm nay. Tuy vậy, ông Konrad Muzyka, chuyên gia tình báo quân sự kiêm Chủ tịch công ty tư vấn Rochan Consulting ở Ba Lan cho rằng, còn quá sớm để kết luận máy bay chiến đấu này sẽ mang lại sự thay đổi lớn cho vận mệnh của Ukraine.
“F-16 là dòng máy bay chiến đấu ra đời từ những năm 1980 và 1990. Vì thế khả năng của chúng vẫn kém hơn các máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga. Trong một trận không chiến, máy bay mới nhất của Nga có thể vẫn chiếm ưu thế”, ông Muzyka lưu ý.
Tuy nhiên, Ukraine có thể sử dụng chiến đấu cơ F-16 để ngăn Nga kiểm soát bầu trời và đẩy lùi máy bay ném bom của đối phương. Nhà phân tích Muzyka cũng chỉ ra rằng, vũ khí mới chỉ là một phần của cuộc chơi.
“Tình hình hiện tại của Ukraine không chỉ bắt nguồn từ việc Quốc hội Mỹ thiếu hành động mà còn là kết quả của những quyết định đã được đưa ra hoặc không được đưa ra ở Kiev, đặc biệt khi nói đến quá trình huy động binh sỹ. Quyết định triển khai một đợt tuyển quân lớn có lẽ cũng quan trọng không kém, nhưng có vẻ như Ukraine đang thực hiện điều này quá muộn”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Công nhân sơn súng cối tại Ukraine Armor, nhà sản xuất vũ khí tư nhân lớn nhất quốc gia Đông Âu. (Nguồn: Washington Post)