Quốc tế

Tạp chí quốc phòng hàng đầu thế giới quan tâm tới xe tăng T-90 Việt Nam

DNVN - Hình ảnh xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Việt Nam vừa xuất hiện trên Tạp chí quốc phòng Jane's của Anh.

Washington hoảng loạn vì hệ thống tác chiến điện tử của Nga / Khủng bố IS công bố hình ảnh "đánh chiếm căn cứ quân sự Nga" tại Syria

Theo Tạp chí Jane's, đoạn video được phát sóng vào ngày 12 tháng 5 bởi Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN) cho thấy một vài xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-90S/SK của Quân đội Nhân dân Việt Nam (VPA) do Nga chế tạo đã được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Shtora-1.

Tính năng đặc biệt thứ hai trên chiếc MBT được trình diễn tại căn cứ quân sự cùng với một số xe tăng khác và một phương tiện cứu kéo bọc thép BREM-1M là súng máy hạng nặng (HMG) Kord cỡ nòng 12,7 mm lắp đặt trên nóc tháp pháo được điều khiển bắn từ trong xe, thay vì khẩu DShK vận hành thủ công.

Phóng sự của QPVN được đưa ra sau khi Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự Liên bang Nga (FSVTS) nói với Tạp chí Jane's vào tháng 3 năm 2019 rằng Moskva đã hoàn thành việc giao tổng cộng 64 chiếc T-90S/SK MBT cho Việt Nam theo hợp đồng đã ký năm 2016.

Đại diện của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói với Jane's vào thời điểm đó rằng những chiếc MBT này đã được vận chuyển và giao hàng trong hai đợt lớn, mỗi lô có tổng cộng không dưới 30 phương tiện.

Đợt giao hàng đầu tiên diễn ra vào tháng 12 năm 2018, trong khi lô thứ hai đến Việt Nam vào cuối tháng 2 năm 2019, nguồn tin cho biết vào thời điểm đó những chiếc MBT này đã được trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt-5 và một hệ thống đối phó tên lửa gắn trên tháp pháo.

Các xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Việt Nam. Ảnh: Jane's Defense Weekly.

Các xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Việt Nam. Ảnh: Jane's Defense Weekly.

Đây chính là hệ thống phòng vệ "mềm" Shtora-1, bao gồm các cảm biến nhận diện bị laser chiếu xạ, các ống phóng đạn khói ngụy trang và đặc biệt là "cặp mắt đỏ" - đèn nhiễu OTShU-1-7. Trong tấm ảnh trên có thể nhận thấy rất rõ khí tài này đang ở trạng thái bật.

Đèn nhiễu OTShU-1-7 có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ xe tăng trước các cuộc tấn công của tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) đối phương, chúng đặc biệt phát huy tác dụng đối với những dòng ATGM dẫn đường bán tự động (SACLOS) thông qua dây dẫn hoặc tín hiệu radio.

Nguyên lý hoạt động của những loại ATGM này là gắn một đèn phát tín hiệu ở đuôi đạn, giúp hệ thống dẫn đường nằm ở bệ phóng sẽ theo dõi tín hiệu của đèn, xác định vị trí của tên lửa so với bệ dẫn để thông qua đó đưa ra mệnh lệnh đến tên lửa.

Khi phát hiện mối nguy cơ thông qua cảm biến, Đèn nhiễu OTShU-1-7 sẽ phát sóng trên một dải tần rất rộng (từ 0,7 đến 2,7 mkm) đè lên tín hiệu từ đuôi tên lửa, dẫn đến việc hệ thống dẫn đường mất phương hướng và lái đạn bay thẳng lên trời.

 

Các phương tiện bọc thép tối tân T-90S/SK này đang từng bước thay thế các xe tăng T-54/55 của Liên Xô cũng như Type 59 thế hệ cũ do Trung Quốc sản xuất (thuộc diện không hiện đại hóa). Chúng sẽ giữ vai trò chủ lực trong đội hình kết hợp cùng với những chiếc T-54M do Việt Nam tự nâng cấp theo công nghệ Israel.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm