Quốc tế

Tàu chấp pháp trên biển: Lực lượng tối quan trọng của nhiều quốc gia

Cùng với lực lượng tàu hải quân, tàu chấp pháp có vai trò to lớn, một mặt giúp các nước duy trì chủ quyền lãnh hải, mặt khác còn tham gia giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống trên biển.

Tùy theo tổ chức của mỗi quốc gia, lực lượng tàu chấp pháp trên biển có thể thuộc biên chế của lực lượng bảo vệ bờ biển hoặc thuộc biên chế của lực lượng cảnh sát biển. Những tàu này thường có lượng giãn nước lớn, trang bị bán vũ trang hoặc là vũ trang toàn phần để có đủ năng lực đối phó với các tình huống khẩn cấp và nguy hiểm trên biển. Nguồn ảnh: BI.

Hiện nay, Mỹ, Nhật Bản là những nước có lực lượng tàu chấp pháp hùng hậu nhất thế giới. Trong đó, lực lượng tàu chấp pháp Mỹ trực thuộc Bộ An ninh quốc gia Mỹ thường được biên chế các loại tàu chấp pháp có lượng giãn nước từ 1.000 tấn trở lên. Lực lượng tàu chấp pháp của Nhật Bản cũng được trang bị các tàu chấp pháp loại trên 1.000 tấn. Nguồn ảnh: BI.

Theo các chuyên gia quân sự, hiện nay tàu chấp pháp trên biển của các nước sẽ phát triển theo một số xu hướng chủ đạo sau: Thứ nhất, tăng kích thước của tàu. Điều này sẽ giúp tàu có thể nâng cao khả năng chống chịu sóng, gió, năng lực hành trình liên tục và các tính năng khác. Bên cạnh đó, do yêu cầu của chức năng chấp pháp, tàu chấp pháp thường phải bố trí tương đối nhiều phòng ở và các khoang chức năng khác, do vậy, tiết diện cản gió lớn. Nguồn ảnh: BI.

Một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả năng lực chịu gió là tăng lượng giãn nước của tàu. Bình thường, tàu chấp pháp 3.000 tấn có thể chịu được gió cấp 11 - 12; tàu 5.000 tấn có thể chịu được gió cấp 12. Nguồn ảnh: BI.

Xem xét từ thực tế, tăng kích thước của tàu cũng là xu hướng phát triển. Tàu lớp Reliance của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ là loại tàu có trọng tải 1.000 tấn, tàu lớp Famous là loại 2.000 tấn, tàu lớp Hamilton là loại 3.000 tấn, tàu lớp Legend là loại 4.000 tấn. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng đi đầu thế giới trong lĩnh vực tăng kích thước của tàu. Tàu lớp Sonya (PLH 01) có lượng giãn nước mãn tải là 4.102 tấn; tàu lớp Mizuho lượng giãn nước mãn tải là 5.288 tấn; tàu lớp Shikishima (PLH 31) lượng giãn nước tiêu chuẩn là 6.604 tấn, lượng giãn nước mãn tải có thể lên tới 9.500 tấn. Nguồn ảnh: BI.

Tiếp theo đó là vấn đề cải thiện tốc độ. Tốc độ hành trình cao liên quan đến tính cơ động và năng lực đối kháng trên biển của tàu, tăng tốc độ cho tàu cũng là xu hướng phát triển tàu chấp pháp cỡ lớn trong những năm gần đây. Nguồn ảnh: BI.

Các tàu chấp pháp có lượng giãn nước trên 1.000 tấn của Mỹ có tốc độ hành trình lớn nhất là 18 - 20 hải lý/h; loại tàu 3.000 và 4.000 tấn có tốc độ hành trình lớn nhất là 28 - 29 hải lý/h. Trong khi đó, tốc độ hành trình lớn nhất của tàu chấp pháp Nhật Bản loại 1.000 tấn trở lên từ 20 - 23 hải lý/h; tốc độ hành trình lớn nhất của tàu lớp Shikishima là 25 hải lý/h; tốc độ hành trình lớn nhất của tàu lớp Aso, Hida và Hateruma có thể đạt 30 hải lý/h. Nguồn ảnh: BI.

Cuối cùng, năng lực đối kháng của tàu chấp pháp trên biển là vô cùng quan trọng. Năng lực đối kháng cao bao gồm năng lực chống xung đột và tính năng của vũ khí trang bị trên tàu…. Trong môi trường chấp pháp ngày càng phức tạp hiện nay, có thể sẽ xảy ra va chạm giữa các tàu trong quá trình thực thi chấp pháp trên biển. Do đó, các tàu chấp pháp đang có xu hướng trang bị nhiều loại vũ khí hơn, bao gồm vũ khí sát thương cứng và sát thương mềm. Nguồn ảnh: TL.

Vũ khí sát thương cứng là trang bị có khả năng sát thương nhất định, ví dụ như súng; vũ khí sát thương mềm là những trang bị có thể gây ra mối nguy hại tương đối nhỏ, ví dụ như vòi rồng, đèn pha công suất lớn, thiết bị gây nhiễu thông tin v.v... Tàu lớp Hamilton của Mỹ trang bị 1 pháo hạm 76mm, 2 pháo hạm 25mm, 1 pháo 6 nòng 20mm, 4 súng máy phòng không 12.7mm. Tàu Shikishima của Nhật Bản trang bị 2 pháo hạm hai nòng 35mm, 2 pháo hạm 20mm. Nguồn ảnh: TL.

Như vậy, có thể thấy, trong tương lai các tàu chấp pháp trên biển của các nước sẽ được trang bị hiện đại hơn; hỏa lực mạnh hơn; lượng giãn nước cũng lớn hơn. Các chuyên gia cho rằng, các loại tàu này sẽ tiệm cận với tàu chiến của hải quân nhưng nhiệm vụ thực hiện sẽ mang tính chấp dân sự. Đây là xu hướng chung của nhiều quốc gia có biển hiện nay trên thế giới. Nguồn ảnh: TL.

Theo PV/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo