Tàu tên lửa tấn công nhanh HQ Indonesia biến thành quả cầu lửa khổng lồ: Thảm họa nối tiếp
TT Putin: Quân đội Nga có khả năng đáp trả mọi đe dọa / 5 vũ khí lợi hại xuất hiện trong cuộc tập trận Vostok-2018 của Nga
Kênh truyền hình INews và báo Jakarta Post của Indonesia đưatin, vào khoảng lúc 7h sáng (giờ địa phương) ngày 11/09, chiếc tàu tên lửa tấn công nhanh mang tên Rencong số hiệu 622 của Hải quân Indonesia đã bất ngờ bốc cháy và chìm trên vùng biển ngoài khơi gần Sorong, bang Tây Papua.
Theo các báo cáo của Hải quân và tin từ báo giới Indonesia thì chiếc tàu tên lửa tấn công nhanh Rencong thuộc biên chế Vùng 3 Hải quân Indonesia mới thành lập và có căn cứ ở Sorong đã xảy ra sự cố khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi.
Vào lúc 7h00 sáng ngày 11/09, chiếc tàu này làm nhiệm vụ cách căn cứ khoảng 20km và hướng về cảng Sorong để nhận tiếp tế nước ngọt.
Vào khoảng 08h15, con tàu bắt đầu khởi động máy chính (động cơ gas-turbine General Electric LM2500 được Hàn Quốc sản xuất theo giấy phép chuyển giaocông nghệ) thì động cơ đột ngột bốc cháy, ngọn lửa lập tức bao trùm khoang động cơ.
Tàu tên lửa tấn công nhanh Rencong mang số hiệu 622 của Hải quân Indonesia khi còn hoạt động.
Thật không may, hệ thống cứu hỏa không hoạt động, các nỗ lực dập cháy của thủy thủ đoàn sau đó đã không thể nào ngăn được ngọn lửa bùng lên, nhanh chóng trùm kín con tàu.
Lúc này tàu đã thả neo ở gần đảo Iofduf, cách Sorong khoảng 8 dặm (tương đương 13 km), tuy nhiên do tốc bốc cháy dữ dội đã buộc chỉ huy tàu ra lệnh cho các thủy thủ rời tàu vì lo ngại có thể xảy ra nổ các loại vũ khí được trang bị.
Toàn bộ kíp thủy thủ gồm 37 người trên tàu tên lửa tấn công nhanh Rencong đã được những tàu Hải quân Indonesia khác ứng cứu an toàn, không ai bị thương, tuy nhiên, con tàu của họ đã biến thành quả cầu lửa khổng lồ rồi chìm xuống biển vào lúc 12h45 ngày 11/09.
Được biết, Rencong là 1 trong số 4 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Mandau của Hải quân Indonesia được đóng tại Hàn Quốc bởi Chi nhánh Công ty Đóng tàu Tacoma (Mỹ) trong giai đoạn 1979-1980, theo hợp đồng ký năm 1975 ở Masan (Changwon).
Lớp tàu tên lửa tấn công nhanh này cũng được Hải quân Hàn Quốc đặt đóng tới 8 chiếc.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất, lớp tàu tên lửa tấn công nhanh này có lượng choán nước đủ tải là 274 tấn với kích thước (dài x rộng x mớn nước) là 50,2 x 7,3 x 2,3m.
Hệ thống máy chính kết hợp gas-turbine cực mạnh với công suất đỉnh 25.000 mã lực, cho phép tàu có khả năng đạt tốc độ tối đa tới 41 hải lý/h (khoảng 74km/h).
Hỏa lực của lớp tàu này gồm 1 pháo chính Bophors DP70 Mk 1 57 mm, 1 pháo 40 mm Bofors L / 70 gun, 2 bệ súng máy 20mm Rheinmetall cùng 4 quả tên lửa đối hạm Exocet MM38. Tuy nhiên theo một số nguồn tin thì dường như khi xảy ra cháy, tàu Rencong không mang theo tên lửa.
Hiện nay, 3 chiếc tàu còn lại trong cùng lớp Mandau vẫn đang tiếp tục hoạt động trong biên chế Hải quân Indonesia.
Sự cố cháy và chìm tàu tên lửa này không phải là sự kiện đơn lẻ, mà dường như là "vận đen đeo bám Hải quân Indonesia" khi họ liên tiếp phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng về tàu, tuyền và vũ khí trang bị hải quân.
Còn nhớ, vào tháng 12/2017, tại eo biểnMalacca, một chiếc tàu tuần traSibarau choán nước 150 tấn của Hải quân Indonesia (số hiệu 847, nguyên là tàu tấn công của Australia, đóng năm 1968) đã chìm khi hoạt động trong bão nhưng không may động cơ bị hỏng.
Trước đó, vào tháng 5/2016, chiếc tàu hộ vệ săn ngầm loại nhỏ số hiệu 384 cũng bị tai nạn và chìm ở ngoài khơiSumatra.
Tháng 11/2013, một chiếc tàu đổ bộ hạng trung số hiệu 584 cũng bị chìm do va phải cọc bê tông ngầm.
Trước đó, chiếc tàu tên lửaKlewang số hiệu 625 (dự án X3K) hoàn toàn làm từ composit đã bị cháy rụi ở Klewang ngay trước khi bàn giao cho hải quân Indonesia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo