Tàu vũ trụ động cơ hạt nhân đưa người đi xa chưa từng có của Nga
Syria: Bắt thủ lĩnh IS ám sát tộc trưởng nổi tiếng ở Raqqa / Chiến lược mới của Mỹ về Syria
Mô phỏng tàu vũ trụ hạt nhân Nga đang nghiên cứu phát triển.
Cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roscomos đã giới thiệu bản thiết kế của tàu vũ trụ, với động cơ hạt nhân cỡ nhỏ.
Roscomos nói tàu vũ trụ này hoàn toàn có thể chở người đi đến vùng không gian liên sao. Cơ quan hàng không vũ trụ Nga đang lựa chọn loại vật liệu thích hợp làm thân tàu để bảo vệ con người khỏi phóng xạ.
Các nhà khoa học Nga kỳ vọng loại tàu vũ trụ này sẽ giúp con người tiến xa hơn trong vũ trụ, so với loại “công nghệ lỗi thời” trên SpaceX của tỷ phú Elon Musk.
Đoạn video do Roscomos đăng tải cho người xem hình dung được loại tàu vũ trụ hạt nhân mà cơ quan này đang phát triển.
Động cơ hạt nhân trang bị trên tàu vũ trụ được cho là “loại mới” và sẽ” vượt qua mọi rào cản công nghệ và khoa học hiện nay”.
Tàu vũ trụ Nga được kỳ vọng đưa người đi xa nhất thế giới.
Động cơ tàu vũ trụ do trung tâm Keldysh và các công ty thuộc cơ quan năng lượng nguyên tử Nga phát triển.
Vladimir Koshlakov, giám đốc trung tâm nghiên cứu Keldysh nói: “Nhiệm vụ đưa người lên Sao Hỏa hoàn toàn khả thi trong tương lai. Động cơ của chúng tôi còn đáp ứng được nhiều nhiệm vụ khác mà hiện nay được coi như khoa học viễn tưởng”.
“Khả năng tái sử dụng cũng là ưu tiên. Chúng tôi cần động cơ tin cậy, không cần phải sửa chữa trong 10 chuyến hành trình vào vũ trụ”, Koshlakov nói. “48 giờ sau khi tàu vũ trụ trở về, động cơ phải sẵn sàng để bay tiếp. Đó là yêu cầu hiện nay”.
Theo Koshlakov, SpaceX của tỷ phú Elon Musk sử dụng các công nghệ lỗi thời. “Anh ta chỉ là doanh nhân, sử dụng các công nghệ hiện có, dĩ nhiên là có chính phủ hỗ trợ”.
“Nhưng chúng tôi phát triển loại động cơ hoàn toàn mới, không cần ánh sáng Mặt trời hay pin Mặt trời”.
Trong quá khứ, Liên Xô từng đưa năng lượng hạt nhân lên tàu vũ trụ trong Chiến tranh Lạnh.
Nhưng việc đưa người điều khiển tàu vũ trụ hạt nhân là một thách thức mà các nhà khoa học Nga hiện nay cần vượt qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo