Thăm khu trục hạm thành công nhất mọi thời đại của Mỹ
USS Jason Dunham là một trong 66 khu trục hạm đa năng Arleigh Burke, lớp tàu chiến mặt nước được xem là thành công nhất của Hải quân Mỹ kể từ khi lực lượng này được thành lập kể từ năm 1775.
Đáng gờm sức mạnh khu trục hạm mạnh nhất Hải quân Ấn Độ / Dị và lạ tàu tuần tra mạnh như khu trục hạm của Italy
Là một khu trục hạm đa năng được đóng theo lớp Arleigh Burke, khu trục hạm Jason Dunham có thể thực hiện mọi nhiệm vụ từ theo thông tin liên lạc ngoài khơi lãnh hải Nga cho tới các nhiệm vụ chống cướp biển ở châu Phi.
Khu trục hạm Jason Dunham được đặt tên theo chỉ huy Jason L. Dunham - một thuỷ quân lục chiến 22 tuổi của Quân đội Mỹ đã được phong tăng Huân chương Danh dự vào năm 2004 trong chiến dịch tấn công Iraq.
Về cơ bản USS Jason Dunham có cấu hình khá tương tự với các khu trục hạm thuộc lớp Arleigh Burke khác. Tuy nhiên nó có một chút cải biên so với phiên bản gốc bằng những nâng cấp trong hệ thống điện, điện tử.
Tàu có chiều dài 160 mét, lườn rộng 20 mét và mớm nước tối đa 10 mét kèm theo đó là độ giãn nước tối đa 9200 tấn. Tàu được trang bị bốn động cơ tua-bin khí với tổng cộng hai trục dẫn động.
Công suất đầu ra của USS Jason Dunham tối đa lên tới 100.000 sức ngựa, cho phép nó di chuyển được với tốc độ lên tới 30 hải lý giờ - tương đương với 56 km/h.
Tàu có biên chế đầy đủ lên tới 380 thuỷ thủ đoàn cùng với sĩ quan chỉ huy - nhiều hơn biên chế thuỷ thủ đoàn trên các khu trục hạm Arleigh Burke đời đầu.
Không gian chật chội bên trong khu trục hạm giãn nước chưa tới 10.000 tấn nhưng phải mang theo tới 330 thuỷ thủ đoàn.
Phòng sinh hoạt của thuỷ thủ đoàn trên tàu.
Giống như các khu trục hạm lớp Arleigh Burke khác, sức mạnh của USS Jason Dunham nằm ở hệ thống ăng-ten và radar của nó.
Kèm theo đó là hệ thống vũ khí dù không quá nổi bật nhưng cũng đủ để giúp các khu trục hạm lớp Arleigh Burke này chứng tỏ được sức mạnh trên biển của mình.
Không gian phía trước tàu với hai xích neo được trải đều sang hai bên mạn tàu.
Khẩu pháo chính trên tàu là khẩu Mk-45 Mod 1/2 với cỡ nòng 127mm.
Đây là khẩu pháo hạng nhẹ có khả năng bắn với tầm xa lên tới tối đa 24 km, cơ số đạn dự trữ là 680 viên và có tốc độ bắn kinh hồn bạt vía, lên tới 20 viên mỗi phút.
Không thể thiếu được trên tàu vẫn là những khẩu súng máy cỡ nòng 12,7mm huyền thoại của hải quân Mỹ.
Pháo cao tốc Phalanx trên khu trục hạm USS Jason Dunham - đây được coi là lớp phòng thủ cuối cùng khi tàu khu trục này bị tên lửa của đối phương tấn công.
Hệ thống kéo cáp được đặt ở mạn tàu với một nhiệm vụ cực kỳ đặc biệt...
...đó là nhận hàng tiếp tế từ các tàu vận tải ngay trong lúc đang di chuyển trên biển mà không cần phải cập cảng. Nguồn ảnh: BI.
Theo Tuấn Anh/Kiến Thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Chỉ vừa được hạ thuỷ từ năm 2009 và chính thức gia nhập biên chế Hải quân Mỹ từ năm 2010, khu trục hạm USS Jason Dunham (DDG-109) hiện tại là một trong những tàu khu trục mới nhất trong biên chế của Hải quân Mỹ.