Thót tim cảnh lính Ukraine thản nhiên “đá mìn” dọn đường
Cựu trinh sát Mỹ: Chiến dịch của Nga tại Ukraine xứng đáng đưa vào "sách giáo khoa" / Tổng thống Zelensky tuyên bố: Ukraine chỉ chấp nhận chiến thắng và thích vũ khí hạng nặng
Đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy 3 binh sĩ trong trang phục ngụy trang dùng chân gạt các quả mìn lớn sang một bên.
Mìn chống tăng là loại mìn lớn, chứa nhiều thuốc nổ hơn để phá hủy các phương tiện như xe tăng, xe bọc thép. Những quả mìn như vậy thường cần một áp lực lớn để phát nổ.
Mặc dù vậy, hành động đá những quả mìn của 3 binh sĩ trong đoạn phim cho thấy tinh thần "gan dạ" của lực lượng binh sĩ Ukraine trong suốt các cuộc giao tranh với Nga.
Theo Daily Mail, Nga đã rải mìn trên khắp các con đường và cầu của Ukraine trên đường rời khỏi Kyiv.
Nguồn: Twitter
Một đoạn phim tương tự cũng xuất hiện trên mạng xã hội ngày 31/3 cho thấy những người lái xe ô tô lần lượt điều khiển xe qua những bãi mìn, một hành động không khác gì đang tiến về phía cái chết.
Đoạn phim ghi lại những quả mìn nằm rải rác ngang cầu và được xếp theo đường chéo ở thị trấn Borodyanka ở Kyiv. Như thế, bất kỳ phương tiện nào chạy thẳng qua cũng đều có thể dính mìn và bị nổ tung.
Những hàng mìn được đặt chéo trên đường. Người dân muốn vượt qua phải bẻ lái một góc sao cho lốp xe chạy song song với những hàng mìn để chúng không nổ tung. Đoạn video khiến người xem nín thở theo từng chuyển động của xe, vì chỉ một sai sót nhỏ nhất cũng có thể kết liễu người lái và chiếc xe.
Chưa rõ làm cách nào để mọi người có thể phát hiện ra những quả mìn. Các thiết bị tròn nhỏ nằm thấp trên đường khiến bất kỳ tài xế nào đi với tốc độ cao đều khó có thể tránh khỏi.
Đoạn video xuất hiện sau khi một nhóm nhân quyền báo cáo rằng lực lượng Nga đã sử dụng mìn sát thương bị cấm.
Những hàng mìn xếp chéo khiến các tài xế phải bẻ lái để tránh mìn.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết mìn sát thương POM-3 đã được phát hiện tại thành phố Kharkiv, mặc dù các hiệp ước quốc tế đã cấm sử dụng chúng. HRW cho rằng các quả mìn là do lực lượng binh sĩ Nga triển khai.
Hiệp ước cấm các vụ mìn sát thương quốc tế năm 1997 đã cấm sử dụng mìn. Nga không nằm trong số 164 quốc gia tham gia ký kết nhưng Ukraine thì có.
Stephen Goose, giám đốc bộ phận vũ khí của tổ chức, cho biết: "Những vũ khí này không phân biệt binh lính hay dân thường và để lại hậu quả chết chóc".
Ông Goose nói thêm: "Các quốc gia trên thế giới nên lên án mạnh mẽ việc Nga sử dụng mìn sát thương bị cấm ở Ukraine".
Quá trình rà phá bom mìn của một quốc gia sau xung đột để biến vùng đất trở lại an toàn đối với người dân có thể là một quá trình lâu dài và gian nan.
Những quả mìn thất lạc có thể vẫn bị che khuất trong nhiều năm. Những người lái xe hoặc người đi bộ có thể gặp nguy hiểm khi vô tình động vào chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này