Thực hư về người đàn ông thọ tới 256 tuổi, cưới 24 người vợ và có 180 đứa con
Kung Fu Thiếu Lâm và những sự thật không phải ai cũng biết / Góc Kim Dung: Sự thật về nhân vật Đông Phương Bất Bại
Người sống thọ nhất trên thế giới hiện nay là cụ bà người Nhật BảnKane Tanaka, 117 tuổi. Người sống lâu nhất trên thế giới là cụ bà người Pháp Jeanne Calment, hưởng thọ 122 tuổi trước khi qua đời- nhữngcon số khiến nhiều người không khỏi choáng váng. Thế nhưng trong lịch sử Trung Quốc, từng có một người đàn ông được cho là thọ tới 256 tuổi. Cuộc đời của ông là một huyền thoại với những câu chuyện vô cùng khó tin.
Đó chính là ôngLi Qingyuan, sinh sống tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Theo một số ghi chép, cụ ông này sinh năm 1677 (năm Khang Hy thứ 16) và mất năm 1933. Ông hưởng thọ 256 tuổi, tức là gấp đôi kỷ lục thế giới hiện đại.
Li Qingyuan
Theo đó, cụ ôngLi Qingyuanlà một thầy thuốc dân gian đã nghiên cứu lý luận y học Trung Quốc qua nhiều thế hệ.Khi còn trẻ, ôngđã từng đi khắp Trung Quốc, bao gồm Giang Tô, Chiết Giang, Bắc Kinh, Quảng Đông và nhiều vùng khác nữa,đi đến đâu ông cũng tìm hiểu về dược tính của các loại thảo mộc địa phương và ghi chép lại một số bài thuốc của người dân tại đó. Đến tuổi 40, ôngLi Qingyuantrở về quê nhà Tứ Xuyên để nghiên cứu y học và dược phẩm.
Dù đã lớn tuổi, ôngLi Qingyuan vẫn có sức khỏe vô cùng tốt, thậm chí còn hơn cả thanh niên trai tráng. Năm 72 tuổi, ông vẫn gia nhập quân đội với tư cách một huấn luyện viên võ thuật. Suốt cả cuộc đời, ông rất hiếm khi bị bệnh tật hay ốm đau gì.
Khi nói về bí quyết sức khỏe và tuổi thọ, ôngLi Qingyuan cho biết có được sức khỏe này là nhờnhững giờ thiền định tĩnh tâm, chế độ ăn uống đặc biệt và cuộc sống yên bình ở quê nhà, nơi ông thu thập và nghiên cứu các loại thảo mộc tự nhiên. Những loại thảo mộc vừa bổ dưỡng, vừa sạch sẽ và an toàn này được ông thêm vào bữa cơm hàng ngày.
Ngoài ra, ôngLi Qingyuan cũng có lối sống khác người bình thường. Để giữ gìn sức khỏe của mình, ông không bao giờ uống rượu hay hút thuốc, ăn uống đầy đủ và hợp lý, không ăn thịt, đi ngủ sớm và luôn luôn tập luyện dưỡng sinh, ngồi thiềnhoặc tập võ. Bình thường, ông rất hiếm khi nói chuyện, chỉ khi nào cần mới nói.
Năm 1928, cuốn “Trường sinh bất lão quyết” (Bí quyết trường sinh không già” của ôngLi Qingyuanđã được xuất bản. Trong sách, ôngkhông đề cập đến tuổi của mình nhưng tự thuật then chốt của trường sinh là ở khí công kiện thân; đề xuất dùng phương pháp “cương nhu tương tế, âm dương điều hòa” để rèn luyện thân thể. Li Qingyuan cho rằng có 3nguyên nhân giúp mìnhmạnh khỏe và trường thọ: một là ăn chay lâu dài; 2 làluôn giữ bình tĩnh và vui vẻ nội tâm; 3là thường xuyên uống nước đậu đen, rau răm, cần tây, kim ngân hoa, sơn trà, trà xanh, rong biển, hoa cúc mà ônggọi là “Trường sinh phương” để duy trì “tam thông” của cơ thể (tức huyết thông, niệu thông, tiện thông -máu, nước tiểu và phân).
Năm 100 tuổi, ôngLi Qingyuan được vua Càn Long mời vào triều. Khi đó, nhà vua vô cùng ngạc nhiên khi thấy cụ ông sống lâu trăm tuổi mà vẫn khỏe mạnh, bèn hỏi ông về bí quyết trường thọ. Sau đó, vua Càn Long đã giữ ông ở lại, trao cho ông lời khen ngợi về thành tích y học.
Theo lời vua, ôngLi Qingyuan ở lại kinh thành và mở một trường y. Đến năm 200 tuổi, ông vẫn đi dạy như người bình thường. Khi đó, rất nhiều phương tiện truyền thông ở phương Tây đã tới phỏng vấn ông. Tờ New York Times cũng từng đưa tin về cụ ông sống thọ 256 tuổi ở Trung Quốc.
Theo bản tự thuật của ôngLi Qingyuan, ông không chỉ sống thọ mà còn có một cuộc đời đầy ly kỳ. Ông đã kết hôn với tổng cộng 24 người vợ, sinh được 180 người con. Vì quá đau lòng khi chứng kiến người thân lần lượt ra đi, ôngLi Qingyuan đã chịu sự đả kích lớn và cũng qua đời. Thời điểm đó, tạp chí TIME cũng từng đưa tin về ông và miêu tả: "Sự ra đi thanh thản và yên bình, tình yêu bản thân và sự tự cường".
Nếu thật sự cụ ôngLi Qingyuan đã sống thọ 256 tuổi thì ông đã trải qua tới 9 triều vua:Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang, Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự và Tuyên Thống thuộc vương triều Mãn Thanh và Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên sau này, có rất nhiều nghi ngờ về tuổi thọ của ông. Nhiều người cho rằng có thể cụ ôngLi Qingyuan sống thọ thật nhưng con số 256 là quá vô lý, không thể tin được.
Năm 1928, giáo sư Wu Chung Chieh của trường đại học Thành Đô đã phát hiện ra tài liệu chúc mừng sinh nhật lần thứ 150 của ông Li Qingyuan vàonăm 1827, và thậm chí có nhiều tài liệu chúc mừngsinh nhật lần thứ 200 của ông vào năm 1877.
Sau đó, một số phóng viên đãtìm đến kho lưu trữ thư viện ở Tứ Xuyênđể tìm hiểu. Kết quả phát hiện thấy, câu chuyện về thầy lang Li Qingyuan trường thọ bắt đầu được nói đến bởi quân phiệt Tứ Xuyên Dương Sâm. Ông ta đã cho người chụp bức ảnh toàn thân cho Li Qingyuan, đem phóng to rồi trưng bày trong tủ kính, ghi rõ: "Ảnh cụ già 250 tuổi Li Qingyuan, chụp ở Vạn Châu tháng 3, mùa Xuân năm Dân Quốc thứ 16 (tức 1927)".
Tuy nhiên, những chứng cứ trên vẫn chưa hoàn toàn xác thực, vì vậy câu chuyện cụ ôngLi Qingyuan thọ 256 tuổi được cho là vô lý và khó tin. Vì thiếu các bằng chứng lịch sử, không ai biết được chính xác tuổi thật của cụ ông. Tuy nhiên, cụ ôngLi Qingyuan vẫn được coi là "đệ nhất thọ tinh" tại Trung Quốc và trên thế giới. Cuộc đời của ông trở thành đề tài cho nhiều nhà nghiên cứu và những ghi chép y học của ông cũng giúp ích không ít cho hậu thế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo