Thực hư vụ việc gây xôn xao: Lính đánh thuê phải trả 1.000 USD để tham chiến ở Ukraine
Trung Quốc trợ cấp hơn 3 tỷ USD cho người trồng lương thực / Nga tuyên bố kiểm soát hoàn toàn khu vực Kherson của Ukraine
Lính đánh thuê phải trả 1.000 USD để tham chiến ở Ukraine?
Mới đây nhiều nền tảng mạng xã hội loan tin, lính đánh thuê Nigeria muốn tham chiến ở Ukraine thì phải tự trả trước 1.000 USD tiền vé máy bay và phí làm visa, đồng thời, Ukraine còn cắt giảm hơn một nửa tiền lương của họ.
Tuy nhiên, thực hư vụ việc này như thế nào?
Theo The Paper (Trung Quốc), khi gõ tìm kiếm từ khóa "Nigerian volunteers fight for Ukraine" (Lính tình nguyện Nigeria chiến đấu cho Ukraine) trên Google, các bài viên liên quan đều trích dẫn từ một bài báo được đăng tải bởi trang tin địa phương The Pulse vào ngày 4/3 với nội dung Ukraine yêu cầu người Nigeria trả 1.000 USD để tham chiến.
Thông tin lính đánh thuê Nigeria phải trả 1.000 USD để tham chiến ở Ukraine xuất phát từ một bài viết trên trang thông tin địa phương.
Theo bài báo, chính Bí thư thứ hai của Đại sứ quán Ukraine tại Nigeria, Bohdan Soltys đã đưa ra con số 1.000 USD này.
Nếu vào trang thông tin chính thức của Đại sứ quán Ukraine tại Nigeria để kiểm tra danh sách viên chức, thì thấy Bí thư thứ hai có tên Soltis Bogdan Mikhailovich - mặc dù có chút khác biệt với tên trong bài viết của The Pulse, nhưng nhìn chung có thể tạm coi là giống nhau.
Ngoài ra, cũng trong bài báo của The Pulse, một lính tình nguyện có tên Monday Adikwu nói rằng, Đại sứ quán Ukraine ban đầu hứa trả cho các tình nguyện viên 7.000 USD/tháng, nhưng sau đó rút xuống còn 3.300 USD.
Báo Trung Quốc tiếp tục xác minh thì thấy, vào ngày 5/3, The Punch (Nigeria) đã đăng tải một đoạn clip về cuộc phỏng vấn với Bí thư thứ hai của Đại sứ quán Ukraine tại Nigeria Soltis Bogdan Mikhailovich lên YouTube. Trong cuộc phỏng vấn, ông Mikhailovich cho biết do không phận Ukraine đã bị đóng nên không thể vào Ukraine trực tiếp từ Nigeria bằng máy bay. Lính tình nguyện Nigeria cần phải xin thị thực khối Schengen.
Cuộc phỏng vấn của ông Mikhailovich với nhật báo The Punch.
Khi được hỏi tại sao lại đưa ra con số cụ thể là "1.000 USD", ông Mikhailovich cho biết đó là chi phí đi lại cho lần trở lại Ukraine gần đây nhất của ông. "Chỉ những lính tình nguyện mới có thể chọn chiến đấu cho Ukraine hoặc các quốc gia khác, bởi vì nếu Ukraine trả tiền cho những người này, họ sẽ trở thành lính đánh thuê, và việc sử dụng lính đánh thuê là vi phạm luật pháp quốc tế", ông nhấn mạnh.
Các bên phủ nhận
Nếu kiểm tra tài khoản Facebook chính thức của Đại sứ quán Ukraine tại Nigeria, có thể thấy, ngày 5/3, Đại sứ quán Ukraine đã ra thông báo khuyến khích công dân nước ngoài gia nhập quân đoàn quốc tế” để tham chiến. Thông báo cung cấp các cách thức đăng ký cụ thể và cam kết: “Lính tình nguyện quốc tế sẽ được hỗ trợ đầy đủ và không yêu cầu visa Ukraine".
Thông báo của Đại sứ quán Ukraine ở Nigeria.
Đến vào ngày 7/3, Bộ Ngoại giao Nigeria đã đưa ra một thông báo: Bộ này đã yêu cầu Đại sứ quán Ukraine xác nhận về vụ việc công dân Nigeria gia nhập quân đoàn quốc tế và Đại sứ quán Ukraine đã bác bỏ tin đồn lính tình nguyện Nigeria được yêu cầu trả 1.000 USD tiền vé máy bay và phí visa.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Nigeria.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Nigeria cũng tuyên bố "sẽ không dung thứ hành động tuyển dụng người Nigeria ở Nigeria làm lính đánh thuê để tham chiến ở Ukraine hay bất kỳ nơi nào trên thế giới".
Tóm lại, một quan chức của Đại sứ quán Ukraine tại Nigeria đã từng nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông địa phương rằng nếu người Nigeria đăng ký tham gia quân đoàn quốc tế, họ có thể phải trả khoảng 1.000 USD chi phí đi lại. Số tiền này được ước tính dựa trên kinh nghiệm cá nhân của người này. Do không phận Ukraine bị đóng, lính tình nguyện nước ngoài cần phải nhập cảnh từ các nước trong khối Schengen tiếp giáp với Ukraine nên có thể phải trả phí thị thực Schengen, nhưng họ không cần thị thực Ukraine.
Ngoài ra, thông tin "Đại sứ quán Ukraine yêu cầu các tình nguyện viên nộp 1.000 USD" đã bị chính Đại sứ quán Ukraine tại Nigeria phủ nhận.
Nói cách khác, không có bằng chứng cụ thể nào chứng minh phát biểu của ông Mikhailovich là tuyên bố chính thức của Đại sứ quán Ukraine tại Nigeria.
End of content
Không có tin nào tiếp theo