Quốc tế

Tiêm kích F-16 lập 'kỷ lục' mới

Tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ vừa nối dài thành tích tệ hại của mình bằng vụ tai nạn hôm 8/10 khi hoạt động huấn luyện tại Đức.

Theo RT, vụ tai nạn xảy ra với chiếc F-16 của Mỹ gần thành phố Trier của Đức khi đang tham gia hoạt động bay huấn luyện với chiến đấu cơ của nước chủ nhà. Rất may viên phi công đã kích hoạt ghế phóng thành công và thoát khỏi máy bay an toàn.

Khu vực rộng lớn xung quanh địa điểm tiêm kích rơi được phong tỏa, trong khi phi công ngay lập tức được đưa đến bệnh viện, nhưng cảnh sát hiện chưa rõ mức độ thương tích của nạn nhân. Không quân Mỹ xác nhận, chiếc F-16 bị rơi trong chuyến bay huấn luyện thường lệ.

Tiêm kích F-16 trong một vụ tai nạn.

Theo The Aviationist, kể từ khi ra đời vào năm 1978 tới nay, những tiêm kích F-16 luôn là tâm điểm của những vụ tai nạn hàng không quân sự trên thế giới khi có tới hơn 25 quốc gia sử dụng dòng chiến đấu cơ này.Phát ngôn viên căn cứ không quân Spangdahlem của Mỹ gần đó không có thêm thông tin nào về vụ tai nạn. Nguyên nhân của vụ tai nạn đang được điều tra.

Tính đến hiện tại, đã có khoảng hơn 4700 chiếc chiến đấu cơ F-16 các phiên bản khác nhau được vận hành khắp thế giới, trong số đó có khoảng 670 chiếc đã hỏng hóc hoàn toàn trong các vụ tai nạn của dòng tiêm kích này trên khắp thế giới (tính tới năm 2018).

Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến Không quân Mỹ đã quyết định dừng toàn bộ chương trình nâng cấp 300 tiêm kích F-16 Fighting Falcon - chương trình mang tên CAPES F-16 gần như được "thay máu" toàn bộ hệ thống điện tử trên khoang.

Cụ thể, F-16 nâng cấp sẽ được trang bị radar mảng định pha chủ động (AESA) SABR do hãng Northrop Grumman phát triển. Cùng với đó, Chim ưng chiến cũng được trang bị hệ thống đối kháng điện tử, màn hình hiển thị đa chức năng độ nét cao và vũ khí mới…

F-16 là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không, nhưng nó lại rất thành công với tiêm kích đa năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết. Tiêm kích F-16 có thể mang nhiều loại vũ khí như: một pháo 6 nòng cỡ 20mm (dự trữ đạn 500 viên) trong thân và các loại tên lửa - bom trên các giá treo cánh, thân.

Phi công có thể truy tìm được mục tiêu ngay cả ban ngày lẫn đêm một cách chính xác nhờ kính nhìn đêm công nghệ cao. F-16 là loại máy bay tiêm kích được Không quân nhiều nước ưa dùng nhất hiện nay. Lý do không chỉ nằm ở khả năng tác chiến của F-16 mà còn ở chi phí bay rất thấp của loại máy bay này.

Một giờ bay của F-16 được đánh giá tiêu tốn hết 23.000 USD. Trong khi đó, các loại tiêm kích khác có chi phí bay cao hơn nhiều. Ví dụ, chi phí một giờ bay của F-22 là 68.000 USD, F-15C là 42.000 USD và F-15E là 36.000 USD.

Tuy sở hữu những thông số đầy ấn tượng nhưng những vụ tai nạn liên tiếp dòng chiến đấu cơ này gặp phải đã khiến Mỹ đưa ra quyết định ngừng thực hiện chương trình CAPES. Số tiền dự kiến chi cho CAPES sẽ được đầu tư cho việc phát triển tiêm kích thế hệ 5 F-35.

Theo Tuấn Vũ/Báo Đất Việt

loading...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo