Quốc tế

Tiêm kích F-5E Việt Nam chuyển giao đã khiến MiG-23 Liên Xô "ôm hận" như thế nào?

DNVN - Sau năm 1975, Không quân nhân dân Việt Nam đã thu được rất nhiều chiến lợi phẩm là máy bay tiêm kích do Mỹ sản xuất. Theo đề nghị của Liên Xô mà một số chiếc đã được bàn giao để phía bạn đánh giá tính năng.

Sức mạnh khủng khiếp từ siêu xe tăng Mỹ vừa đồng ý bán cho Đài Loan / Triều Tiên dọa hủy diệt máy bay chiến đấu F-35 Hàn Quốc

Sau khi kết thúc chiến tranh, Không quân Nhân dân Việt Nam thu được chiến lợi phẩm là một lượng lớn tiêm kích F-5E/F Tiger II từ Không lực Việt Nam Cộng Hòa.

Trong gần 10 năm, số chiến đấu cơ này đã được khai thác tích cực và thậm chí tham gia vào các hoạt động quân sự trong khu vực như chiến tranh biên giới Tây Nam.

Chiếc F-5E với đặc tính rất nhanh nhẹn, dễ khai thác sử dụng, cực kỳ tin cậy trong vận hành đã thu hút sự quan tâm sâu sắc từ phía Liên Xô.

Càng đặc biệt hơn khi chiếc tiêm kích này được Mỹ viện trợ rất rộng rãi cho các quốc gia đồng minh, việc nắm vững tính năng kỹ chiến thuật sẽ giúp Liên Xô đưa ra phương án đối phó với nó tốt hơn.

Tiêm kích F-5E Việt Nam chuyển giao cho Liên Xô. Ảnh: Sputnik.

Tiêm kích F-5E Việt Nam chuyển giao cho Liên Xô. Ảnh: Sputnik.

Việt Nam đã cung cấp cho Liên Xô một vài tiêm kích F-5E chiến lợi phẩm, sau khi tiếp nhận thì Liên Xô đã sơn phù hiệu ngôi sao đỏ của mình lên những máy bay này. Những phi công thử nghiệm Liên Xô sau khi trực tiếp điều khiển chiếc tiêm kích hạng nhẹ này đều đánh giá rất cao tính năng của nó.

Theo cảm nhận của Anh hùng Liên Xô - Đại tá Vladimir Kandaurov, một trong 3 phi công thử nghiệm lái chiếc F-5E, thì khi vừa tiếp xúc với máy bay đã thấy thiết kế buồng lái rất thân thiện với người điều khiển.

F-5E có bàn đạp phanh mà ở Liên Xô lúc đó chỉ sử dụng cho xe tải hạng nặng, cách bố trí bảng điều khiển tuyệt vời, kính buồng lái được chế tạo bằng vật liệu quang học tốt, ngăn việc bị chói lóa trong mọi điều kiện.

Các chuyên gia Liên Xô qua nghiên cứu cũng nhận xét rằng trong cận chiến, F-5E sẽ giành nhiều lợi thế trước MiG-21 bởi sự cơ động dễ dàng của một máy bay nhỏ nhẹ được thiết kế khí động tốt.

Ngoài ra hệ thống điều khiển và ngắm bắn của F-5E hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt khi phải quần lộn với gia tốc lớn. MiG-21 không thể theo kịp F-5E trong điều kiện như vậy. Khi cho MiG-23 cận chiến với F-5E kết quả thậm chí còn đáng thất vọng hơn nữa, sự nhanh nhẹn khó tin của F-5E có thể trừng phạt bất cứ đối thủ nào.

 

Việc chiếc F-5E át vía hoàn toàn dòng tiêm kích chủ lực của Liên Xô khi đó là MiG-23 cho thấy chiếc "tiêm kích hạng 2" này của Mỹ thực sự vô cùng đáng gờm, không như nhiều ý kiến hoài nghi tính năng của nó.

Tiêm kích F-5E Việt Nam tại Bảo tàng hàng không Krakov, Ba Lan. Ảnh: Airlines.net.

Tiêm kích F-5E Việt Nam tại Bảo tàng hàng không Krakov, Ba Lan. Ảnh: Airlines.net.

Bên cạnh Liên Xô, theo đề nghị từ phía một số quốc gia thuộc khối Warsaw khác, một cặp F-5E của Việt Nam đã được chuyển đến Đông Âu để tiến hành các đánh giá kỹ thuật.

Hiện tại chiếc F-5E có số khung 73-00878 đang trưng bày tại Bảo tàng Hàng không ở Prague, Cộng hòa Czech, trong khi chiếc khác (73-00852) nằm ở Bảo tàng Hàng không Krakow, Ba Lan.

 

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm