Quốc tế

Tổ hợp phòng không đáng gờm của Nga bảo vệ Moscow trước mối đe dọa từ UAV

Để đối phó mối đe dọa ngày càng gia tăng của máy bay không người lái, Nga đã triển khai hệ thống phòng không Pantsir tại nhiều địa điểm quan trọng ở Moscow, trong đó có cả trụ sở Bộ Quốc phòng Nga.

Điện Kremlin – một trong những khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt nhất tại thủ đô Moscow của Nga đã bị hai máy bay không người lái (UAV) tấn công vào ngày 3/5. Tuy nhiên, các UAV này đã bị đánh chặn và vụ tấn công không gây ra bất cứ thiệt hại nào.

to hop phong khong dang gom cua nga bao ve moscow truoc moi de doa tu uav hinh anh 1

Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của Nga. (Ảnh: Izvestia)

Vụ việc không gây chú ý trên mạng xã hội cho đến khi Điện Kremlin tiết lộ thông tin khoảng 12 tiếng sau đó. Phía Nga cho biết, Tổng thống Putin vắng mặt tại Điện Kremlin trong thời gian xảy ra vụ tấn công.

Mức độ đảm bảo an ninh cho Điện Kremlin ngay lập tức trở thành tâm điểm chú ý. Nhiều người đã đặt câu hỏi hai máy bay không người lái đã làm cách nào để có thể xâm nhập một trong những khu vực được đảm bảo an ninh nghiêm ngặt nhất ở trung tâm thành phố Moscow. Giới phân tích đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về vụ việc. Một số người cho rằng, lực lượng đặc nhiệm của Ukraine có thể đã xâm nhập vào lãnh thổ Nga và gây ra cuộc tấn công, song những người khác suy đoán, các đảng phái đối lập của Nga có thể đứng sau vụ việc hoặc đây là kịch bản do chính Moscow dàn dựng.

Điện Kremlin ngay lập tức ra tuyên bố cáo buộc Ukraine âm mưu ám sátTổng thống Putin và cam kết sẽ đáp trả. Còn chính phủ Ukraine phủ nhận mọi cáo buộc liên quan, khẳng định họ không hề hay biết về vụ việc này. Tranh cãi giữa hai nước đã làm tăng thêm tính phức tạp của tình hình, đồng thời làm dấy lên những đồn đoán về động cơ vụ tấn công.

Thời gian gần đây, Ukraine công khai tuyên bố nước này đang phát triển máy bay không người lái tầm xa, làm gia tăng suy đoán họ có thể liên quan đến vụ việc. Trước đó vào tháng 2/2023, một chiếc UAV đã rơi gần Kolomna, cách Moscow gần 100km về phía Đông Nam. Đến tháng 4, một UAV khác đã rơi cách thủ đô của Nga khoảng 29km về phía Đông. Tuy vậy, các nhà phân tích phương Tây cho rằng, UAV của Ukraine khó vượt qua được hàng rào bảo vệ biên giới và hệ thống phòng thủ chặt chẽ của Điện Kremlin.

Hệ thống phòng không mạnh mẽ bảo vệ Moscow

 

Để đối phó mối đe dọa ngày càng gia tăng của máy bay không người lái, Nga đã triển khai hệ thống phòng không Pantsir trên nóc một số tòa nhà quan trọng ở Moscow, trong đó có cả trụ sở Bộ Quốc phòng Nga.

Ngoài tổ hợp phòng không Pantsir, Nga cũng gia cố hàng rào an ninh của Moscow bằng việc triển khai các hệ thống phòng không S-400. Theo nhiều báo cáo, các hệ thống phòng không tiên tiến này đã được bố trí tại nhiều vị trí chiến lược trên khắp thủ đô. Động thái này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trong thành phố và cung cấp thêm một lớp bảo vệ kiên cố chống lại các mối đe dọa tiềm ẩn từ trên không.

Việc triển khai các hệ thống phòng thủ theo cách như vậy không phải là điều chưa từng có. Mỹ cũng đã bố trí xen kẽ các hệ thống phòng không tiên tiến NASAMS và Avenger để bảo vệ Washington.

Pantsir là một hệ thống quan trọng trong kho vũ khí phòng không của Moscow. Một số nguồn tin cho biết, Nga cũng sử dụng tổ hợp này để bảo vệ nơi ở của Tổng thống Putin. Theo Eurasia Times, hệ thống Pantsir đã được triển khai cách dinh thự của ông Putin ở Krasnaya Polyana, Novo-Ogaryovo khoảng 6km. Kíp vận hành Pantsir gồm 3 quân nhân chuyên nghiệp.

Pantsir do Cục thiết kếkỹ thuậtKBP- một nhánhcủatập đoàn vũ khí RostecNga nghiên cứu và phát triển vào năm 1989 để thay thế hệ thống 2K22 Tunguska. Mục tiêu chính của hệ thống là cung cấp khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công vào sân bay, bảo vệ hầm chứa tên lửa, trung tâm chỉ huy và cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc.

 

Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Nga đã chuyển đổi vai trò của hệ thống Pantsir và sử dụng như một giải pháp phòng thủ tầm ngắn cho lực lượng mặt đất. Phiên bản hoàn chỉnh của hệ thống này chính thức ra mắt và đưa vào trang bị cho các lực lượng vũ trang vào năm 2003.

Hệ thống Pantsir S1 bao gồm 12 tên lửa dẫn đường bằng sóng vô tuyến, 2 pháo tự động 2A38 30mm bắn nhanh, các cảm biến quang điện và radar.Sự kết hợp giữa các loại vũ khí và thiết bị nói trên cho phép Pantir đánh chặn hoặc vô hiệu hóa các mối đe dọa một cách tối ưu.

Pantsir có hệ thống điều khiển hỏa lực (FCS) hỏa lực mạnh mẽ. Hệ thống này phụ thuộc rất nhiều vào radar theo dõi dản tần số kép và radar phát hiện mục tiêu, hoạt động trong dải tần số UHF và EHF (tần số cao và tần số cực kỳ cao). Những radar này có thể phát hiện mục tiêu trong phạm vi 32 đến 36km và phạm vi theo dõi từ 24 đến 28km đối với những mục tiêu có diện tíchmặt cắtphản xạradarphía trước (RCS)khoảng 2m2. Ngoài ra, chúng cũng có thể theo dõi tên lửa đất đối không và mục tiêu đang di chuyển.

FCS còn sử dụng hệ thống quang điện tử với thiết bị chụp ảnh nhiệt sóng dài và thiết bị tìm hướng hồng ngoại, bao gồm xử lý tín hiệu kỹ thuật số và theo dõi mục tiêu tự động. Radar và quang điện tử - cho phép Pantsir tấn công đồng thời 2 mục tiêu cùng lúc. Hai hệ thống này giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Pantsir, đồng thời tạo ra biện pháp phòng thủ hiệu quả trước mối đe dọa từ tên lửa chống bức xạ, chẳng hạn như tên lửa AGM-88 HARM mà Mỹ cung cấp cho Ukraine.

Với việc chống lại những tên lửa này, Pantsir S1 sẽ giúp các đơn vị phòng không của Nga duy trì thế trận phòng thủ vững chắc.

 

Một phi công MiG-29 của Ukraine tiết lộ rằng các đơn vị phòng không của Nga đôi khi phải tắt radar khi đối mặt với tên lửa chống bức xạ. Nhưng phi công này thừa nhận, ngay cả khi radar bị tắt, hệ thống phòng không Pantsir của họ vẫn làmối đe dọa đáng gờm. Điều này một phần là do Pantsir được trang bị một trạm quang điện cho phép nó hoạt động hiệu quả khi không có radar.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo