Quốc tế

Toàn cảnh diễn biến mới nhất chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine trưa 17/3

Ukraine tuyên bố bắn rơi 8 máy bay Nga trong ngày, có cả Su-34 và Su-30SM. NATO quyết định tăng quân đến các nước Đông Âu, nhưng sẽ không can thiệp vào Ukraine.

UNIAN: Không quân Nga thiệt hại liên tiếp - Những cái tên ‘đình đám’ bị bắn hạ trong 1 ngày / Ông Putin chỉ thẳng mục tiêu của phương Tây, thừa nhận tổn thất từ các đòn trừng phạt

Ukraine tuyên bố bắn rơi 8 máy bay Nga trong ngày?

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã bước sang ngày thứ 22 (17/03/2022), với những diễn biến mới rất phức tạp.

Trong bản tin cập nhật mới nhất vào lúc 19h15 tối ngày 16/03/2022, thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga đã cáo buộc Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), dưới sự trợ giúp của phương Tây đang chuẩn bị "một vụ khiêu khích" bằng chất độc chống lại dân thường.

Thiếu tướng Igor Konashenkov tuyên bố các lực lượng vũ trang Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt không có và không thể có vũ khí hóa học: "Liên bang Nga, không giống như Mỹ, từ lâu đã hoàn thành các nghĩa vụ quốc tế của mình bằng cách phá hủy hoàn toàn tất cả các kho dự trữ vũ khí hóa học", ông nói.

Ngược lại, phía Nga còn tuyên bố trong các tài liệu thu được của Lữ đoàn 4 thuộc Vệ binh Quốc gia Ukraine có một bản đồ đánh dấu chi tiết các điểm dự trữ chất độc trên lãnh thổ Ukraine, và phía Nga đang cố gắng triệt phá các địa điểm này.

Bộ Quốc phòng Nga cũng bác bỏ những thông tin về video quay cảnh người dân chết ở Chernihiv, được cho là bị bắn bởi lính Nga. Thiếu tướng Igor Konashenkov gọi đây là sản phẩm tuyên truyền của chính quyền Kiev, hiện nay không có binh sĩ Nga trong nội thành Chernihiv.

Tổng cộng từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, Nga tuyên bố đã phá hủy của đối phương 180 máy bay và trực thăng, 166 máy bay không người lái, 1.367 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác, 132 hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS), 502 pháo dã chiến và súng cối, cũng như 1.156 đơn vị xe quân sự đặc chủng của lực lượng vũ trang Ukraine.

Toàn cảnh diễn biến mới nhất chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine trưa 17/3 - Ảnh 2.
Xe bọc thép của quân đội Nga bị phá hủy

Trong khi đó, phía Ukraine tuyên bố đã tập kích vào sở chỉ huy và các đơn vị hỗ trợ của Tập đoàn quân 35, thuộc Quân khu Miền Đông Nga.

Trong 24 giờ vừa qua, phòng không và không quân Ukraine tuyên bố bắn rơi 2 máy bay ném bom Su-34, 3 máy bay chiến đấu Su-30SM, 3 trực thăng và UAV chiến thuật của Nga.

Về tình hình chiến sự trên hướng bắc: Giao tranh tiếp diễn trên hướng Kiev, cụ thể là ở các khu vực cửa ngõ phía bắc thủ đô của Ukraine: Gostomel, Bucha, Irpin.

Về tình hình chiến sự trên hướng đông: Các lực lượng của Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng (LPR), đang tiếp tục phát triển tiến công, tiến từ nhiều hướng bên trong thành phố Severodonetsk.

 

Các đơn vị của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) đã tiến sâu thêm 2km, đang chiến đấu để giành lấy khu định cư Maryinka.

Ở Kharkov không có đột biến lớn, nhưng giao tranh vẫn đang diễn ra.

Ở phần còn lại của mặt trận Donbass: Giao tranh quyết liệt vẫn tiếp tục ở Gulyaipole. Tại Vuhledar, các đơn vị quân đội Ukraine bắt đầu rút khỏi thành phố. Từ Avdiivka đến Gorlovka, mặt trận có rất ít thay đổi.

Về tình hình chiến sự trên hướng nam: Mariupol vẫn là điểm nóng chiến sự. Các mũi tiến sâu của quân đội Nga và DPR, dù tiến chậm nhưng đã phát triển sâu vào nội thành, đe dọa cắt các lực lượng Ukraine đang phòng thủ ở đây thành nhiều nhóm nhỏ.

Mikolaiv vẫn bị phía Nga phong tỏa ba mặt. Quân đội Nga tích cực sử dụng không quân và pháo phản lực phóng loạt để bắn phá các mục tiêu của Ukraine ở đây.

 

Toàn cảnh diễn biến mới nhất chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine trưa 17/3 - Ảnh 4.

NATO sẽ tăng cường hiện diện ở Đông Âu, trừ Ukraine

Về tình hình đàm phán giữa hai bên: Ngày 16/3, ông Mykhailo Podolyak - Cố vấn Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine - cho biết, lập trường giữa Kiev và Moscow là khác biệt nhưng hai bên đã bắt đầu đạt được một số kiểu thỏa hiệp trong các cuộc đàm phán.

Theo ông Podolyak, quan điểm của Kiev trong hòa đàm với Nga rất rõ ràng, với "những cam kết an ninh có thể được xác nhận, ngừng bắn, Moscow rút quân. Dĩ nhiên, điều này chỉ có thể diễn ra với một cuộc thảo luận trực tiếp giữa lãnh đạo hai nước".

Ông Podolyak cũng cho biết: Hai bên đang tiến hành soạn thảo các tài liệu để Tổng thống hai bên có thể thảo luận trong thời gian tới và ký kết.

 

Nhận định điều này có thể sẽ xảy ra sớm, quan chức Ukraine tin tưởng rằng thoả thuận ngừng bắn có thể đạt được trong vài ngày tới.

Trong khi đó, về phía Nga, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, trong vòng đàm phán hiện tại, hai bên đang thảo luận về quy chế trung lập cho Ukraine và đây có thể là yếu tố "giúp thỏa hiệp".

Mặc dù vậy, Điện Kremlin đánh giá còn quá sớm để công bố bất cứ thông tin nào liên quan gói thỏa thuận tiềm năng giữa Moscow và Kiev nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine.

Toàn cảnh diễn biến mới nhất chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine trưa 17/3 - Ảnh 6.
Đàm phán Nga-Ukraine có cơ hội để đạt được các thỏa hiệp. (Nguồn: Daily Exelsior)

Về phản ứng quốc tế: Ngày 16/3, tại hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO bất thường ở Brussels, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố, liên minh này sẽ tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự ở Đông Âu trong bối cảnh xảy ra xung đột Nga-Ukraine.

 

Ông Stoltenberg cho biết, các đề xuất quân sự này sẽ được đệ trình trong vòng vài tuần tới, với mục đích để các nhà lãnh đạo đồng minh thông qua tại hội nghị thượng đỉnh, dự kiến diễn ra vào tháng 6 ở Madrid (Tây Ban Nha).

Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc hội nghị, ông Stoltenberg nhấn mạnh, NATO sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở 4 nước Đông Âu - đều là láng giềng Ukraine - bao gồm Romania, Bulgaria, Hungary và Slovakia.

Bên cạnh đó, NATO cũng sẽ phải "thiết lập lại" hệ thống phòng thủ tập thể. Ông Stoltenberg cảnh báo, khối quân sự sẽ "không dung thứ" cho bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào chủ quyền của liên minh hoặc sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ chức này.

Toàn cảnh diễn biến mới nhất chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine trưa 17/3 - Ảnh 7.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. (Nguồn: AFP)

Sau khi Nga khởi động chiến dịch ở Ukraine vào ngày 24/2, hiện có 40.000 binh sĩ của NATO được bố trí chủ yếu ở Đông Âu, với sự hỗ trợ của hải quân và không quân, dưới sự chỉ huy trực tiếp của liên minh.

 

Đây là lần đầu tiên NATO kích hoạt lực lượng phản ứng nhanh. Liên minh cũng đã bắt đầu triển khai các hệ thống đánh chặn tên lửa ở Ba Lan và Slovakia, trong khi số lượng máy bay chiến đấu hiện diện ở Đông Âu đã được tăng lên đáng kể.

Ngoài ra, người đứng đầu NATO tuyên bố, liên minh này không có ý định triển khai lực lượng trên bộ và trên không, hay triển khai quân hoặc máy bay của khối ở Ukraine.

Ngày 16/3, Ủy ban Phát thanh-Truyền hình và Viễn thông Canada (CRTC) đã ra phán quyết rằng, mạng lưới truyền hình RT do Điện Kremlin kiểm soát không có quyền được phát sóng hợp pháp tại nước này.

Quyết định trên được CRTC đưa ra sau một cuộc điều trần khẩn cấp về việc liệu kênh tiếng Anh và dịch vụ tiếng Pháp của RT (RT France), có được phép phát sóng tại Canada hay không, sau chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine.

Trước đó, hôm 27/2, các nhà cung cấp truyền hình lớn nhất của Canada gồm BCE Inc., Rogers Communications Inc., Telus Corp. và Shaw Communications Inc. cho biết, họ sẽ rút RT khỏi danh sách kênh của mình.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm