Quốc tế

Tổng thống Putin "cao tay": Tàu chiến, máy bay Nga đã dập tắt "những cái đầu nóng" ở Thổ Nhĩ Kỳ

Phải giúp được các lực lượng quân sự Syria nhổ tận gốc các thành phần đối lập và áp đặt quyền kiểm soát Idlib mới đủ để Moscow lý giải thỏa đáng cho những chi phí mà họ đã bỏ ra.

Nga vô tình để lọt công nghệ trực thăng mới nhất vào tay Mỹ? / Nga điều chiến đấu cơ Su-27SM3 đánh chặn F-16 Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria?

Chiến dịch "Lá chắn Mùa Xuân"

Ngày 1/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan quyết định phát động Chiến dịch “Lá chắn Mùa Xuân” (Operation Spring Shield) ở tỉnh Idlib, phía Tây Bắc Syria nhằm chống lại các lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Đây là một chiến dịch phản công lớn nếu không được kiểm soát tốt sẽ có nguy cơ dẫn tới cuộc đối đầu trực diện giữa một bên là Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và một bên là Nga - kỳ phùng địch thủ của khối quân sự này.

Thông báo trên được đưa ra ngay sau khi Ankara xác nhận 34 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng trong các vụ không kích do Quân đội Chính phủ Syria tiến hành dưới sự yểm trợ của Nga.

Phía Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, kể từ khi khởi động chiến dịch "Lá chắn Mùa Xuân", Quân đội nước này đã phá hủy 8 máy bay trực thăng, 103 xe tăng, 19 xe thiết giáp chở quân, 72 khẩu pháo, lựu pháo tự hành và bệ phóng rocket phóng loạt, ba hệ thống phòng không, 15 vũ khí chống tăng và súng cối, 56 xe bọc thép, 9 kho đạn dược và tiêu diệt 2.200 binh sĩ Syria.

Mức độ chính xác của những con số này đến đầu thì chưa thể được khẳng định bởi đó là thông tin đơn phương từ phía Thổ Nhĩ kỳ và có rất ít bằng chứng xác thực.

Tuy nhiên, tham vọng của Tổng thống Erdogan thì có thể lý giải được. Nhà lãnh lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ muốn chiếm giữ phần lớn diện tích Idlib và thiết lập vùng đệm 30 dặm giữa biên giới phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ và biên giới phía Bắc Syria. Thực chất, ông Erdogan muốn kiểm soát phần lớn Idlib để phục vụ các toan tính lợi ích quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ.

Để làm được điều này, ông Erdogan đã bất chấp những lời khuyên giải, kể cả đe dọa từ các đồng minh NATO để thương thuyết với Nga và Iran nhằm thiết lập một vùng "giảm leo thang căng thẳng" ở Idlib nhưng đây đồng thời cũng là thành trì cuối cùng của phiến quân nổi dậy chống chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

TT Putin cao tay: Tàu chiến, máy bay Nga đã dập tắt những cái đầu nóng ở Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 1.

Binh lính Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra ở Syria. Ảnh: Tasnim

Tàu chiến, máy bay Nga đã buộc "những cái đầu nóng" ở Thổ Nhĩ Kỳ phải hạ nhiệt

Thế nhưng, ông Erdogan dường như đã không đánh giá hết được tầm quan trọng của Idlib đối với chính phủ Syria và kể cả với Nga, nước đã bỏ biết bao tiền của cho sự can dự của mình vào quốc gia Trung Đông này.

Phải giúp được các lực lượng quân sự Syria nhổ tận gốc các thành phần đối lập và áp đặt quyền kiểm soát Idlib mới đủ thỏa đáng để Moscow lý giải cho những chi phí mà họ đã bỏ ra.

Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi rất nhiều tàu chiến Nga lần lượt nối đuôi nhau đi qua eo biển Bosphorus tiến về căn cứ hải quân Tartus trong lúc các máy bay vận tải quân sự cũng dồn dập hạ cánh xuống Latakia.

Theo số liệu thống kê của Reuters, chỉ trong vòng có 6 ngày Quân đội Nga đã triển khai tới Syria 5 tàu chiến. Tốc độ này vượt xa mức triển khai thông thường từ 1-2 tàu chiến một tuần.

 

TT Putin cao tay: Tàu chiến, máy bay Nga đã dập tắt những cái đầu nóng ở Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 2.

Tàu đổ bộ Novocherkassk di chuyển qua Eo biển Bosphorus tới bờ biển Syria. Ảnh: Moscow Times

Bất chấp các động thái tăng cường lực lượng của Nga nhưng rõ ràng Ankara không tỏ dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ đóng cửa Eo biển Bosphorus.

Sở hữu khoảng 300 máy bay chiến đấu F-16, 14 tàu ngầm và lực lượng vũ trang 400.000 binh lính nhưng Thổ Nhĩ Kỹ cũng chỉ tuyên bố chiến dịch phảncông của họ ở Idlib không phải phô diễn sức mạnh với Moscow mà chỉ đáp trả quân đội của Tổng thống Assad vì đã vi phạm giao ước giảm leo thang căng thẳng.

Ưu tiên của ông Erdogan vẫn là dàn xếp một cuộc đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn và giải quyết cuộc xung đột bằng các biện pháp ngoại giao.

Kết quả cuối cùng cũng đã đến khi sau cuộc đối thoại kéo dài hơn 6 giờ đồng hồ hôm 5/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sáng 6/3 thông báo đã đạt thỏa thuận ngừng bắn tại Idlib, thiết lập một hành lang an toàn dọc theo tuyến đường từ Latakia phía Tây đến Aleppo ở phía Đông.

 

Dù kết quả thế nào thì sự ủng hộ của Moscow cho Damascus tới đây vẫn không hề thay đổi. Nga vẫn tiếp tục triển khai quân giúp Quân đội Syria giành thắng lợi ở Saraqeb nhằm bảo đảm an toàn cho tuyến cao tốc chiến lược M5, huyết mạch kinh tế kết nối 4 thành phố lớn nhất của Syria và cắt thông Idlib.

Kiểm soát được M5 là kiểm soát được Syria bởi trước khi cuộc xung đột bùng phát đây là tuyến đường đóng góp tới 9 tỷ USD giao thương mỗi năm cho Damascus Chính quyền Assad, với sự hỗ trợ từ Nga sẽ làm bất cứ điều gì để làm được điều đó.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm