Quốc tế

Trái tim của chiến thuật 'thiết xa vận' trong chiến tranh Việt Nam

Không nói quá khi sự thành bại của chiến thuật 'thiết xa vận' mà Mỹ áp dụng trong chiến tranh Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào phương tiện cực phổ biến thời đó - xe thiết giáp chở quân M113.

Ra đời vào năm 1960, xe thiết giáp chở quân M113 là loại phương tiện được Mỹ cùng các đội quân chư hầu sử dụng xuyên suốt và phổ biến nhất Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.

Đây cũng được coi là loại phương tiện đóng vai trò chủ chốt trong chiến thuật "thiết xa vận" của Mỹ bên cạnh các loại xe thiết giáp, xe tăng và xe hỗ trợ khác. Nguồn ảnh: Flickr.

Xét một cách tổng thể, có thể coi M113 là loại phương tiện "ổn", nó có bọc thép khá ổn, sức mạnh động cơ tạm chấp nhận được và khả năng chở quân tuyệt hảo. Nguồn ảnh: Flickr.

Về mặt lý thuyết, thiết giáp M113 có thể chở theo tới 13 người trong đó có kíp điều khiển 2 người cùng 11 hành khách. Tuy nhiên trên thực tế, M113 có thể chứa thêm vài người nữa ngồi trên nóc xe. Nguồn ảnh: Flickr.

Dù không nổi tiếng như chiến thuật trực thăng vận của Mỹ, thiết xa vận vẫn được coi là một trong những chiến thuật hiện đại, tận dụng triệt để ưu thế về trang thiết bị để tạo lợi thế cho binh lính trên chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.

Đúng như cái tên gọi của mình, thiết xa vận là học thuyết nhân mạnh ưu điểm của các loại phương tiện bọc thép nhằm sử dụng sức ép ở quy mô lớn, tràn ngập trận địa khiến đối phương bị lung lay về mặt tinh thần và phải rút lui. Nguồn ảnh: Flickr.

Mặc dù vậy, có thể coi chiến thuật thiết xa vận của Mỹ đã lỗi thời, việc ra đời vào thời kỳ bùng nổ của các loại vũ khí chống tăng rẻ tiền và hiệu quả khiến chiến thuật này của Mỹ phá sản hoàn toàn. Nguồn ảnh: Flickr.

Cụ thể, việc các loại vũ khí chống tăng ngày càng rẻ tiền, hiệu quả khiến mọi đội quân "nhà nghèo" đều có thể đối đầu lại chiến thuật thiết xa vận của Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.

Những nhóm lính đơn độc chỉ với và ba người giờ đây có thể biến thành một cụm hỏa lực cực kỳ nguy hiểm, đủ sức tấn công và tiêu diệt mọi loại thiết giáp, xe tăng mà Mỹ sử dụng trong chiến thuật thiết xa vận của mình. Nguồn ảnh: Flickr.

Bản thân M113 lại có lớp vỏ quá yếu, thậm chí những phiên bản ban đầu của M113 còn không được bọc thép mà chỉ có... vỏ nhôm để giảm trọng lượng. Nguồn ảnh: Flickr.

Điều này giúp M113 cơ động tốt hơn trên chiến trường, giá thành sản xuất rẻ hơn tuy nhiên nó lại quá yếu trước hỏa lực của quân giải phóng, thậm chí súng máy 12,7mm cũng chọc thủng được lớp vỏ nhôm của M113 khi bắn từ bên sườn xe. Nguồn ảnh: Flickr.

Để có thể tác chiến hiệu quả hơn với loại thiết giáp này, lính Mỹ thậm chí còn đặt cả pháo không giật lên nóc xe thiết giáp M113. Nguồn ảnh: Flickr.

Do có kích thước lớn, tải trọng tốt nên M113 không chỉ là phương tiện chở quân mà nó còn có thể được sử dụng vào nhiều mục đích vận tải, thồ hàng khác trên chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.

Trong nhiều trường hợp, M113 thậm chí còn có thể trở thành một bệnh viện dã chiến di động bọc thép ngay giữa trận tuyến. Nguồn ảnh: Flickr.

Tuy nhiên, do có vỏ bọc thép quá yếu, khả năng xoay sở trên chiến trường không cao và hỏa lực hơi tệ nên càng về cuối cuộc chiến, M113 lại càng dễ bị tổn thương hơn trong giao tranh. Nguồn ảnh: Flickr.

Giai đoạn cuối chiến tranh, thay vì đi trước để yểm trợ bộ binh, M113 thậm chí còn tụt lùi lại phía sau, đi sau bộ binh để tránh bị hỏa lực chống tăng của ta "úp sọt" bất ngờ. Nguồn ảnh: Flickr.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo