Quốc tế

Tranh cãi về xu thế làm việc từ xa sau đại dịch

Cuộc tranh luận về những ưu và nhược điểm của phương thức làm việc từ xa đang nóng trở lại trong thời gian gần đây tại Mỹ và nhiều quốc gia.

Quân sự thế giới hôm nay (16/11): Nga cung cấp tên lửa Igla-S cho Ấn Độ, Mỹ lặng lẽ tăng viện trợ vũ khí cho Israel / Trung Quốc bơm 1.000 tỷ Nhân dân tệ hỗ trợ thị trường bất động sản

Trong thời kỳ đại dịch,làm việc từ xađã trở thành xu thế mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong cácdoanh nghiệp công nghệ. Một số tên tuổi lớn như Meta, Google hay Twitter thậm chí đã chấp nhận cho phép một số nhân viên có thể làm việc từ xa hoàn toàn mà không cần trở lại văn phòng.

Tuy nhiên, sau khi các hạn chế thời đại dịch được bãi bỏ, những tranh cãi xung quanh vấn đề này đã nóng trở lại. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp như Elon Musk của Tesla, đã bày tỏ thái độ không mấy dễ chịu với làm việc từ xa. Một trong những quyết định đầu tiên mà tỷ phú này đưa ra sau khi thâu tóm Twitter đó là yêu cầu tất cả các nhân viên phải trở lại văn phòng.

Tranh cãi về xu thế làm việc từ xa sau đại dịch  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa - Ảnh: Panopto

Ông Elon Musk - Giám đốc điều hành Tesla cho hay: "Tầng lớp lao động qua laptop đang yêu cầu những người khác như công nhân nhà máy hay người vận chuyển hàng hóa phải làm việc trực tiếp, còn riêng họ thì không. Tôi thấy rằng điều đó không đúng đắn một chút nào".

Mối lo ngại chính của nhiều doanh nghiệp với làm việc từ xa là khả năng đảm bảo năng suất lao động, đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế nhiều thách thức. Dù vậy theo các chuyên gia, tìm cách thúc đẩy nhân viên trở lại văn phòng sớm một cách thiếu cẩn trọng có thể là một con dao hai lưỡi với các doanh nghiệp.

Giáo sư Allison Gabriel - Trường Kinh doanh Đại học Purdue cho hay: "Người lao động làm việc từ xa đang đang có nhiều quyền tự chủ với công việc và không muốn mất đi điều đó. Tôi nghĩ rằng thay vì thúc ép họ quay lại văn phòng, các công ty cần có một chiến lược hợp lý kết hợp giữa làm việc từ xa và tới văn phòng để đạt được hiệu quả cao nhất".

Ngay cả những tên tuổi một thời nhiệt tình ủng hộ làm việc từ xa, cũng đã và đang yêu cầu nhân viên quay lại văn phòng một số ngày nhất định trong tuần. Hiện vẫn có một số doanh nghiệp kiên trì chấp nhận phương thức làm việc này. Tuy nhiên để đạt được năng suất cao, họ được cho là sẽ cần những thay đổi trong cách thức tổ chức.

 

"Giới lãnh đạo doanh nghiệp cần thiết lập những tiêu chuẩn chung hợp lý, đảm bảo tính tự chủ cho nhân viên thay vì tìm cách quản lý quá chi tiết. Điều đó sẽ giúp giảm bớt các áp lực để nhân viên làm việc từ xa một cách hiệu quả hơn", Giáo sư Allison Gabriel - Trường Kinh doanh Đại học Purdue nói.

Dù vậy các chuyên gia cũng thừa nhận, nhìn chung "thời kỳ vàng" của làm việc từ xa đã đi qua. Theo CNBC, phần lớn các công việc tuyển dụng mới tại Mỹ hiện yêu cầu nhân viên đi làm văn phòng ít nhất 3 ngày mỗi tuần và xu thế này được dự báo sẽ còn kéo dài trong vài năm tới khi tình hình kinh tế vẫn đang nhiều thách thức.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm