Trực thăng Nga thoát nạn trong gang tấc trước tên lửa phòng không phiến quân
Một chiếc trực thăng vận tải đa dụng Mi-8 của Nga đã thoát nạn trong gang tấc sau khi trở thành mục tiêu của tên lửa phòng không vác vai do phiến quân phóng đi.
Những sự thật ít người biết về vai trò của các đệ nhất phu nhân Mỹ / Lý do Hy Lạp nhanh chóng “chốt” thương vụ 3 tỷ USD mua máy bay Rafale
Để chống lại tên lửa vác vai (MANPADS), tên lửa phòng không (SAM), trực thăng Nga được trang bị các trạm chế áp quang - điện tử thuộc họ L-370 Vitebsk (định danh xuất khẩu là President-S).
Các hệ thống phòng vệ chủ động dạng "mềm" này đã chứng minh độ tin cậy của chúng trong chiến dịch quân sự của Nga ở Syria, nhiều lần bảo vệ an toàn cho các máy bay thuộc Lực lượng hàng không vũ trụ Nga.
Vụ việc mới đây tại tỉnh Hama và được các nguồn tin của cả hai bên xung đột khẳng định lại một lần nữa, độ tin cậy của khí tài tác chiến điện tử do Nga chế tạo.
Theo đó, một máy bay trực thăng tấn công kiêm vận tải quân sự Mi-8AMTSh (Mi-171Sh) của không quân Nga đang cung cấp viện trợ nhân đạo tại khu vực nói trên của Syria đã gặp hiểm nguy.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chiếc máy bay lên thẳng nói trên đã bị các tay súng thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo - IS tấn công bằng tên lửa phòng không vác vai (MANPADS).
Hệ thống Vitebsk đã phát hiện vụ phóng tên lửa của đối phương và tự động kích hoạt bằng cách sử dụng phức hợp gây nhiễu thụ động lẫn bảo vệ chủ động (nhiễu vô tuyến) và chế áp quang điện tử. Điều này dẫn đến việc đầu đạn của tên lửa bay chệch mục tiêu.
Theo nhận định từ giới chuyên môn, trong trường hợp không có hệ thống chế áp điện tử L-370 Vitebsk thì xác suất MANPADS bắn trúng trực thăng Nga trong trường hợp này là gần như 100%.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất, thành phần cơ bản Vitebsk là trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP có mã hiệu L-370-3S. Trạm này có tốc độ cao hơn loại analog ở các tổ hợp khác như Sorbtsiya của Su-27, Gerdeniya của MiG-29.
Vitebsk không chỉ đánh giá phát xạ của radar đối phương, mà đồng thời chế áp tín hiệu trong dải tần rộng hơn. Ngoài TsSAP, tổ hợp còn gồm hệ thống bảo vệ chống tên lửa lắp đầu tự dẫn tìm nhiệt (TGSN). Hệ thống này dùng đèn laser làm mù tên lửa của địch.
Hiện nay, những thành phần riêng biệt của Vitebsk đã được lắp cho trực thăng tấn công Ka-52 với mã hiệu L-370P-2, cho máy bay vận tải Mi-8MT với mã hiệu L-370E-8, lắp cho Su-25 và trực thăng Mi-26.
Trên thực tế, trực thăng không thích hợp với trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP, do đó các máy bay lên thẳng chỉ được bảo vệ chống tên lửa có đầu tự dẫn tìm nhiệt, còn thay cho đèn pha laser chỉ dùng đèn pha ánh sáng thường.
Cuối cùng, tổ hợp Vitebsk cũng được nghiên cứu chế tạo cả cho máy bay vận tải Il–476. Nhưng đến nay nhà sản xuấtvà lực lượng không quân chưa thống nhất được về khối lượng, kích thước bao hình và nơi lắp đặt tổ hợp trên khoang Il–476.
Ngoài ra trong sự việc nói trên, có nhận định cho rằng chiếc trực thăng Mi-8 đã gặp may vì tên lửa được phiến quân sử dụng chỉ là Igla hay FN-6 trang bị đầu dò hồng ngoại đơn kênh.
Nếu gặp phải loại Yerli (Karaok) do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất có thêm kênh tử ngoại thì hệ thống L-370 Vitebsk hoàn toàn vô tác dụng, điều này đã được chứng minh bằng việc một chiếc Su-25SM3 bị bắn rơi ở Idlib.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo