Quốc tế

Trực thăng tấn công K-52 Nga đương đầu mối nguy mới từ Ukraine

Theo AMN, dù được trang bị hệ thống EW tối tân nhưng khi phải đối đầu với hệ thống phòng không Tor của Ukraine, Ka-52 Nga đứng trước nguy cơ bị bắn hạ.

Tình đối đầu giữa trực thăng tấn công Ka-52 và hệ thống phòng không Tor được đặt ra khi Không quân Nga điều dòng trực thăng này đến bán đảo Crimea. Để tăng cường khả năng tồn tại trước hệ thống tên lửa đất đối không của đối phương, trước khi được điều đến Crimea, Không quân Nga đã kịp thời trang bị cho Ka-52 hệ thống tác chiến điện tử cực mạnh (EW), bản nâng cấp của Vitebsk.

"Thành phần cơ bản của Vitebsk là trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP có mã hiệu L-370-3S. Trạm này có tốc độ cao hơn loại analog ở các tổ hợp khác, như Sorbtsiya của Su-27, Gerdeniya của MiG-29", đại diện nhà sản xuất, ông Igor Nasenkov cho biết.

Vitebsk không chỉ đánh giá phát xạ của radar đối phương, mà đồng thời chế áp tín hiệu trong dải tần rộng hơn. Ngoài TsSAP, tổ hợp còn gồm hệ thống bảo vệ chống tên lửa lắp đầu tự dẫn tìm nhiệt (TGSN). Hệ thống này dùng đèn pha laser làm mù tên lửa địch.

Hiện nay, những thành phần riêng biệt của Vitebsk đã được lắp cho trực thăng Ka-52 với mã hiệu L-370P-2, cho máy bay vận tải Mi–8MT với mã hiệu L-370E-8, lắp cho Su-25 và trực thăng Mi-26. Tuy nhiên, các nhà phát triển Nga thừa nhận, hệ thống này chỉ có thể giúp Ka-52 an toàn ở một cuộc tấn công đơn lẻ và khi phải đối đầu với cuộc tấn công với nhiều tên lửa cùng lúc, cơ hội an toàn cho Ka-52 là rất ít.

Và đây chính là điểm khiến Ukraine tin rằng, hệ thống Tor của mình có thể khuất phục trực thăng Nga một khi xung đột xảy ra. Niềm tin này hoàn toàn có cơ sở bởi Tor là hệ thống phòng không được thiết kế để đối phó với nhiều loại mục tiêu, trong đó có trực thăng tấn công. Theo giới thiệu, bất kỳ lực lượng nào được trang bị Tor, năng lực phòng không sẽ được nâng lên gấp nhiều lần bởi hệ thống Tor sở hữu quá nhiều ưu điểm so với các dòng vũ khí cùng phân khúc.

Ưu điểm đầu tiên được nhắc đến chính là các xe chiến đấu được trang bị khí tài trinh sát và điều khiển tên lửa bằng radar, quang học cùng máy tính phần tử, thùng phóng kèm đạn tên lửa sẵn sàng phóng, hệ thống phát nguồn cơ hữu, cho phép xe hoạt động chiến đấu độc lập với khả năng phóng đạn khi dừng ngắn trong hành tiến.

Việc đồng bộ hóa cao độ giữa máy tính phần tử kỹ thuật số với hệ thống ống phóng đạn thẳng đứng kèm đạn tên lửa có tính năng hướng về mục tiêu nhờ lái hướng bằng liều phụ sau khi rời thùng phóng cho phép hệ thống giảm tới mức thấp nhất thời gian chuẩn bị xạ kích.

Đặc biệt, tổ hợp tên lửa này có khả năng tiêu diệt các loại tên lửa hành trình, tên lửa chống radar bay bám địa hình siêu thấp ở độ cao chỉ 5m. Phiên bản mới này có khả năng bắt bám và thực hành xạ kích tiêu diệt cùng lúc 4 mục tiêu, gấp đôi so với Tor-M1. Gần như không một loại mục tiêu nào có thể vượt qua được vùng hỏa lực mà nó giăng sẵn.

Ngoài ra, tổ hợp Tor còn được trang bị đồng bộ các khí tài bảo đảm và phục vụ chiến đấu, bao gồm cả khí tài chiến đấu mô phỏng để huấn luyện kíp trắc thủ. Đặc biệt, các xe đều được trang bị dụng cụ phục vụ sinh hoạt, thiết bị dẫn đường và nhật ký công tác. Ảnh trong bài: Trực thăng tấn công Ka-52.

Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo