Trung Quốc đạt đột phá trong công nghệ phát hiện tàu ngầm
Nhóm nhà học công tác tại Viện Quang học và cơ học chính xác ở Thượng Hải nói rằng thiết bị này có thể phát hiện thiết bị ở độ sâu hơn 160m dưới biển, gấp đôi mức độ phát hiện của các thiết bị hiện nay.
“Đây là lần đầu tiên (đạt tới độ sâu như vậy)...và có thể cải tiến hơn nữa”, Viện nói trên trang web.
Hệ thống laser từ trên không được đưa ra thử nghiệm trên biển Đông vào tháng 4 năm nay và kết quả được vừa được công bố trên trang web của Viện vào tháng này.
“Nó tạo ra sự hỗ trợ kỹ thuật rất mạnh cho thiết bị cảm biến laser từ vệ tinh”, Viện nói.
Viện này tham gia dự án Guanlan (quan sát biển), chương trình đầu tiên của Trung Quốc có mục tiêu chế tạo vệ tinh laser đầu tiên có thể “thắp sáng” các mục tiêu nằm sâu 500m dưới mặt biển – sâu hơn mức mà hầu hết các tàu ngầm hiện nay đang hoạt động.
Không rõ cuộc thử nghiệm hồi tháng 4 trên biển Đông có liên quan đến dự án Wuanlan hay không.
Được dẫn dắt bởi GS Chen Weibiao, đội nghiên cứu ở Thượng Hải sử dụng chùm sáng sinh ra bởi laser xanh da trời và xanh lá cây. Ánh sáng, và cả laser, tán xạ dưới nước nhanh hơn trong không khí, nên chùm sáng đi được sâu hơn.
Thiết bị laser tạo ra chùm ánh sáng đơn sắc nhiều năng lượng. Ánh sáng xanh có thể đi sâu xuống nước một cách tương đối dễ dàng.
Nhóm của GS Chen còn chế tạo một máy dò nhạy cảm cao, có thể phát hiện dù chỉ một hạt photon phát ra từ mục tiêu, nhờ đó giúp thiết bị phát hiện các vật thể sáng gần mặt nước hoặc những mục tiêu sâu dưới nước.
Nhóm nghiên cứu không tiết lộ vị trí hay môi trường tiến hành thử nghiệm, nhưng một bức ảnh được đăng trên trang web của Viện cho thấy chùm sáng phát ra từ máy bay trên tầng mây. Những thử nghiệm kiểu như vậy thường được tiến hành ở độ cao từ 500-1.000m.
Khoa học quang học đang ở tuyến đầu của cuộc chạy đua vũ khí. Laser có thể được sử dụng để theo dõi những tàu mà hệ thống sonar không phát hiện được, như những tàu ngầm sử dụng động cơ chạy siêu êm nhờ được gắn vật liệu khử âm thanh. Laser cũng có thể phát hiện tàu ngầm khử từ khó bị theo dấu.
Laser còn phát hiện được sóng tạo ra từ vật thể đang di chuyển và giám sát dao động nhiệt độ mà nó tạo ra trong nước.
Song Chengtian, phó giáo sư công tác tại ĐH Công nghệ Bắc Kinh và là chuyên gia nghiên cứu về laser, nói rằng công nghệ dưới nước gây hứng thú cho các nhà nghiên cứu và giới quân sự trong nhiều thập kỷ qua.
“Dù vô cùng nỗ lực, độ sâu vẫn là một thách thức”, ông nói.
Một lý do là các thiết bị laser gắn trên máy bay hoặc vệ tinh thường phải nhỏ, nên khả năng hoạt động bị hạn chế.
Nhóm nghiên cứu Thượng Hải “có thể đã đạt được một bước đột phá công nghệ quan trọng”, ông Song nói. Ông không phải thành viên nhóm nghiên cứu.
Theo báo chí nhà nước Trung Quốc, ông Chen là người chế tạo thiết bị laser cho robot thăm dò mặt trăng Hằng Nga 4 mà Trung Quốc phóng lên đầu năm nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo