Quốc tế

Trung Quốc gấp rút hoàn thành J-26 khi đã hạ thủy tàu đổ bộ Type 075?

Sở hữu một chiếc tiêm kích hạm tàng hình có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng chính là mơ ước lâu nay của Hải quân Trung Quốc.

Mới đây Nhà máy đóng tàu Hỗ Đông Trung Hoa đã làm lễ hạ thủy cho Hải quân Trung Quốc (PLAN) chiếc tàu đổ bộ mang trực thăng cỡ lớn (LHD) Type 075 thứ hai sau khoảng thời gian thi công nhanh tới mức kỷ lục.

Khi chiếc LHD Type 075 đi vào hoạt động thì PLAN sẽ có một chiến hạm rất hữu hiệu để đảm nhận vai trò hỗ trợ cho kỳ hạm của hạm đội chính là tàu sân bay, khi nó có thể đảm nhiệm vai trò chống ngầm, triển khai lính thủy đánh bộ, tuần tra mặt nước cũng như không phận...

Tàu đổ bộ tấn công mang trực thăng Type 075 của Trung Quốc trong lễ hạ thủy. Ảnh: China Military.

Tuy nhiên hiện nay các cường quốc hải quân thế giới và là đồng minh của Mỹ đều giao cho tàu đổ bộ cỡ lớn thêm nhiệm vụ nữa chính là tàu sân bay hạng nhẹ thông qua việc trang bị tiêm kích có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) F-35B.

Đối với Trung Quốc, từ lâu họ đã mong muốn có một chiếc tiêm kích hạm tàng hình dạng STOVL tương tự F-35B, truyền thông nước này đã không ít lần hé lộ về một dự án tương tự có tên gọi J-26.

Theo hình ảnh đồ họa, thiết kế khí động học của chiếc J-26 khá độcđáo, có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn củamáy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5.

J-26 sẽ có phạm vi sử dụngrất rộng, không chỉ trang bị cho Hải quân mà còn được biên chế cho Không quân,thậm chí trở thành phương tiện tác chiến chủ lực trong tương lai của Lính thủyđánh bộ Trung Quốc.

Tiêm kích J-26 được phân loại là máy bay chiến đấu hạng trung 1 chỗngồi, 1 động cơ, 2 cánh đuôi đứng, sử dụng cánh mũi giống như J-20, vũ khí nằmhoàn toàn ở khoang chứa bên trong.Xét về tổng thể, chiếc J-26 tương đối giống F-35B của Mỹ, nó có thểđược xem là tiêm kích chủ lực trong tương lai của tàu tấn công đổ bộ Type 075 thuộc Hảiquân Trung Quốc.

Đồ họa tiêm kích hạm tàng hình STOVL J-26 của Trung Quốc. Ảnh China Military.

Mặc dù vậy, công việc nghiên cứu phát triển chiếc J-26 bị đánh giálà rất chậm chạp, tiến độ thua xa so với những dự án khác như J-20 hoặc J-31, điều này chẳng có gì là khó hiểu khi mức độ phức tạp của phương tiện này là cực cao.

Nhưng hiện nay khi chiếc Type 075 LHD đã được hạ thủy thì các kỹ sư hàng không của Trung Quốc có lẽ khó lòng khất lần tiến độ hoàn thiện chiếc J-26 lâu hơn nữa, bởi chiến hạm cỡ lớn này không thể chịu cảnh vắng bóng chiến đấu cơ.

Cuối năm 2018 đã xuất hiện thông tin về việc tình báo Trung Quốc tiếp cận được một kỹ sư của hãng Roll-Royce từng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc kỹ thuật động năng, chịu trách nhiệm chế tạo rất nhiều chi tiết con của F-35B trong đó có cả động cơ.

Điều này đã dẫn tới nhận định rằng Trung Quốc có thể đã nắm được bí mật của động cơ F-35B - chi tiết phức tạp và khó chế tạo nhất. Nếu thực sự như vậy thì có lẽ ngày mà chiếc J-26 được ra mắt sẽ không còn xa.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo