Quốc tế

Trước đe dọa trả đũa của Iran: Nước Mỹ không thể tự vệ mọi lúc mọi nơi

Iran đã thề sẽ trả đũa Mỹ vì đã ra tay với vị tướng hàng đầu của Tehran, thiếu tướng Qasem Soleimani.

Báo Mỹ: Nga có lợi ích lớn trong vụ ám sát tướng Suleimani / Tiêm kích MiG-35 cải tiến cực sâu, phi công điều khiển như chơi điện tử

Mục tiêu Iran nhắm tới: Các cơ sở quân sự và binh lính Mỹ. Nhưng đau đầu cho Washington là nước Mỹ lại rải sự hiện diện quân sự của mình khắp thế giới. Và thế là sứ mạng bảo vệ những lợi ích này bỗng trở nên quá lớn.

Ảnh minh họa.

Từ Singapore tới Djibouti, từ Bahrain tới Brazil, hiện nay nước Mỹ vận hành khoảng 800 căn cứ quân sự và hậu cần quân sự bên ngoài lãnh thổ Mỹ, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào. Còn tại đất Mỹ cũng có hàng trăm cơ sở quân sự lớn nhỏ.

Bất cứ cơ sở quân sự nào, bất cứ người lính Mỹ nào cũng có thể là mục tiêu theo như tuyên bố của Iran. Thậm chí cả tàu hải quân Mỹ đang đi trên một vùng biển nào đó, máy bay không quân Mỹ đang ở một sân bay hoặc không phận nào đó hay lính Mỹ đi nghỉ ở đâu đó, hoàn toàn không ở trong căn cứ.

Carl Schuster, một cựu giám đốc thuộc Trung tâm tình báo của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ: "Có nhiều cách để nhắm vào người Mỹ. Chúng ta không thể bảo vệ được tất cả".

Trước đe dọa trả đũa của Iran: Nước Mỹ không thể tự vệ mọi lúc mọi nơi - Ảnh 1.

Lính Mỹ ở Trung Đông (Nguồn: DW)

 

Các đồng minh của Iran

Ngoài đích thân Iran, các đồng minh của Iran cũng có thể tiến hành các vụ tấn công.

Christopher Costa, cựu giám đốc cấp cao chống khủng bố thuộc Hội đồng an ninh quốc gia của tổng thống Donald Trump: "Iran có mạng lưới bí mật khắp thế giới."

Một trong những đồng minh của Iran là lực lượng vũ trang Hezbollah ở Libăng. Lực lượng này được cho là đã đứng đằng sau vụ tấn công các doanh trại thủy quân lục chiến Mỹ tại sân bay Beirut, Libăng năm 1983. Vụ tấn công tự sát bằng xe tải này đã làm 241 lính Mỹ thiệt mạng.

Thủ lĩnh Hezbollah ở Libăng, Hassan Nasrallah, đã tuyên bố sẵn sàng "báo thù tương xứng" cho cái chết của tướng Soleimani.

 

Nasrallah tuyên bố trên truyền hình: "Hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực, các căn cứ quân sự của Mỹ, các tàu chiến Mỹ, mọi sỹ quan và binh lính Mỹ trong khu vực, trong đất nước và trên đất của chúng ta. Quân đội Mỹ đã giết tướng Soleimani và họ sẽ phải trả giá."

Hezbollah có chân rết khắp Trung Đông và châu Phi, trong đó có Kenya nơi 3 nhân sự quốc phòng Mỹ vừa bị giết.

Nguy cơ với hải quân Mỹ

Hải quân Mỹ có 293 tàu chiến có thể được điều động. Chỉ khoảng 1/3 số này được điều động cùng một lúc trên biển hoặc tới các hải cảng ở nước ngoài. Và mỗi tàu này là một mục tiêu có thể bị Iran nhắm đến.

Tháng 10/2000, tàu khu trục được trang bị tên lửa USS Cole đã bị tấn công tại cảng ở Aden, Yemen, trong khi dừng lấy nhiên liệu. Các tay đánh bom cảm tử đã dùng một chiếc thuyền nhỏ chứa đầy thuốc nổ, đánh thủng một lộ bên sườn con tàu nặng 8.500 tấn, làm 17 thủy thủ Mỹ thiệt mạng. Vụ tấn công này cho thấy tàu chiến công nghệ cao dễ dàng bị tấn công bằng một hình thức đơn giản.

 

Vào thời điểm đó, bộ trưởng quốc phòng Mỹ William S. Cohen đã phải nói rằng các biện pháp bảo vệ quân đội Mỹ không thể ngăn chặn được một vụ tấn công như vậy.

Trước đe dọa trả đũa của Iran: Nước Mỹ không thể tự vệ mọi lúc mọi nơi - Ảnh 2.

Tầu dầu bị trúng mìn gần Eo biển Hormuz tháng 6/2019 (Nguồn: AP)

Theo ông Carl Schuster thì lực lượng Mỹ ở các cảng biển nước ngoài chỉ có thể được bảo vệ ở mức độ mà nước sở tại cho phép. "Nếu Mỹ áp dụng các biện pháp bảo vệ theo quy chuẩn của mình trên một lãnh thổ có chủ quyền thì sẽ tạo ra một tiền lệ quốc tế."

Và phức tạp hơn, khi Mỹ tăng cường được các biện pháp an ninh mới thì các đối thủ của họ cũng phát triển đi lên.

Theo ông Carl Schuster, Iran đã đào tạo được các thợ lặn lão luyện có thể bơi bên dưới và xung quanh các tàu chiến, gắn mìn vào thân tàu.

 

Năm 1988, tàu USS Samuel B. Roberts đã bị một cú đánh "công nghệ lùn" ở Vùng Vịnh. Một quả mìn đã làm tàu gần như vỡ đôi. 10 thành viên thủy thủ đoàn bị thương, sống tàu bị gãy, xuýt đẩy tàu chìm xuống đáy biển. Rất may, thủy thủ đoàn đã cứu được tàu bằng cách sử dụng các dây cáp bằng thép nặng để buộc các mảnh vỡ của còn tàu siêu khủng này lại.

Ông Carl Schuster cho rằng mìn được chế tạo bằng công nghệ thời Chiến tranh thế giới I rất có thể vẫn nằm trong kho vũ khí được Iran sử dụng ngày nay.

Căng mình sẽ mệt mỏi

Sau những đe dọa mới từ Iran, dĩ nhiên quân đội Mỹ sẽ căng mình cảnh giác. Nhưng khó mà có thể cứ thế mãi.

Ông Carl Schuster: "An ninh tăng cường thì cản trở hoạt động. Vì thế không thể bảo vệ mọi thứ liên tục trong một thời gian dài."

 

Và Iran thì hoàn toàn có đủ kiên nhẫn để đợi đến thời điểm Mỹ yếu đi như thế. Ông Carl Schuster: "Họ đợi đến khi một khâu nào đó trùng lại".

Trước đe dọa trả đũa của Iran: Nước Mỹ không thể tự vệ mọi lúc mọi nơi - Ảnh 3.

Căn cứ không quân Mỹ tại thủ đô Baghdad, Iraq (Nguồn: DW)

Một cuộc rượt đuổi của cảnh sát Mỹ ở bang California năm 2016 cho thấy khó để dự đoán mọi nguy cơ.

Trong vụ việc đó, hai người lái một chiếc xe Jeep Cherokee chạy trốn cảnh sát giao thông trên đường cao tốc lao vào Căn cứ hàng không của hải quân Mỹ, chạy quãng đường tới 11km trong căn cứ rồi đâm vào một chiếc máy bay phản lực chiến đấu F/A-18 trị giá 60 triệu đô la.

Các quan chức của căn cứ đều khẳng định mọi điểm ra vào căn cứ đều được bảo vệ đúng cách. Và họ không thể nói được là làm sao mà chiếc xe dân sự đó lại có thể vượt qua các lối vào được trang bị đầy đủ để ngăn chặn chính những sự việc đột nhập như vậy.

 

Vậy mà vào thời điểm đó, mọi căn cứ quân sự trên đất Mỹ còn đều đang được đặt trong tình trạng được bảo vệ ở cấp độ cao thứ ba trên thang cảnh báo nguy cơ khủng bố 5 cấp độ.

Nguy cơ từ bên trong

Các nguy cơ đối với những căn cứ trên đất Mỹ hoàn toàn hiện hữu. Chỉ tháng trước, các vụ xả súng trong căn cứ hàng không của hải quân Mỹ ở bang Florida và xưởng đóng tàu của hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng tại bang Hawaii đã làm 5 người thiệt mạng. Cả hai nghi phạm gây ra các vụ xả súng này đều là những nhân sự được phép ở trong căn cứ và không người nào được xác định là có liên quan đến khủng bố.

Các vụ việc này cho thấy khó có thể hiểu được cái gì diễn ra trong đầu cũng như tiểu sử của hàng triệu người được phép ra vào các cơ sở quân sự Mỹ trên toàn thế giới.

Ông Carl Schuster: "Dù có tăng cường an ninh liên tục thì có thể cũng chẳng đủ. Iran không thể bị các biện pháp an ninh nghiêm ngặt làm chùn bước. Họ chỉ chùn bước trước khả năng thất bại. Cái họ cần là những thành công chắc chắn."

 

Cuộc chiến hơn 40 năm

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố khi ông ra lệnh tiến hành cuộc không kích hôm 3/1 nhằm vào tướng Iran Qasem Soleimani, là với mục đích "chặn đứng một cuộc chiến tranh". Nhưng thực ra cuộc xung đột Mỹ - Iran đã kéo dài hơn 40 năm rồi.

Trước đe dọa trả đũa của Iran: Nước Mỹ không thể tự vệ mọi lúc mọi nơi - Ảnh 4.

Quan tài của tướng Iran Qassem Soleimani tại thủ đô Tehran, Iran. Đám đông hô vang: “Báo thù! Báo thù!” (Nguồn: DW)

Cuộc chiến hơn 40 năm này hầu hết người Mỹ không hề biết. Họ không nhìn thấy, nên họ không biết.

Cuộc chiến bắt nguồn từ năm 1953. Đó là thời điểm người Iran cho rằng nước Mỹ đã tuyên chiến.

 

Năm 1953, Mỹ tiến hành cuộc đảo chính ở Iran, lật đổ thủ tướng và đưa một vị vua lên. Chính đây là mầm mống cho cuộc cách mạng năm 1979 của người Iran, đưa lãnh tụ tối cao và các giáo sỹ Hồi giáo lên nắm quyền ở Iran cho tới ngày nay. Trong cuộc cách mạng này, người Iran đã chiếm đại sứ quán Mỹ, bắt làm con tin hàng chục nhà ngoại giao và lính thủy đánh bộ Mỹ (tham khảo phim Argo của Hollywood phát hành năm 2012). Đó mới là thời điểm cuộc xung đột Mỹ - Iran bắt đầu.

Chưa một tổng thống Mỹ nào "đánh" Iran theo cách ông Trump vừa làm. Một cú đánh thẳng thừng, đầy khiêu khích.

Trung Đông có thể bùng cháy vì vụ việc này, và cuộc chiến hơn 40 năm chắc sẽ còn rất lâu mới dừng lại.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm