Quốc tế

Từ bài học tập kích tên lửa Syria, Mỹ phát triển "siêu vũ khí" xuyên thủng phòng không Nga - Trung?

Không quân Mỹ đang phát triển một giải pháp tấn công quân sự với trọng tâm là loại "siêu vũ khí" có khả năng áp đảo phòng không đối phương trong tương lai.

Nga - Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị cho cuộc chiến quy mô lớn tại Syria / Nga chặn đường bay của F-35 Israel tới Syria

Biến vận tải cơ thành nền tảng phóng "siêu vũ khí"

Vào tháng 1/2020, Phòng thí nghiệm nghiên cứu của Không quân Mỹ (AFRL) đã thử nghiệm loại vũ khí có tên Palletized Munition Concept - PMC (tạm dịch: Thiết kế-Pallet hóa-đạn dược) được triển khai từ vận tải cơ MC-130J Commando II tại một căn cứ quân sự tại bang Utah.

Tới cuối tháng 5/2020, AFRL tuyên bố Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt của Không quân Mỹ (AFSOC) đã tiến hành nghiệm thu và đưa vào sản xuất hàng loạt hệ thống nói trên sau ít nhất là 5 chuyến bay thử nghiệm trên cả vận tải cơ MC-130J lẫn C-17A Globemaster III.

Theo thông tin từ AFRL, thử nghiệm PMC vào tháng 1 được tiến hành 6 nguyên mẫu vũ khí được đặt trên các pallet (cấu trúc phẳng dùng để cố định hàng hóa trong vận chuyển) đặc biệt có thể "trượt" ra khỏi khoang chở hàng của vận tải cơ trước khi tấn công mục tiêu.

Từ bài học tập kích tên lửa Syria, Mỹ phát triển siêu vũ khí xuyên thủng PK Nga - Trung? - Ảnh 1.

Vận tải cơ MC-130E Combat Talon thả bom BLU-82/B trong một thử nghiệm vào năm 2008. Có thể thấy quả bom nói trên được đặt trên một pallet được gắn với dù trước khi trượt khỏi khoang chở hàng của máy bay.

4 trên tổng số 6 nguyên mẫu được Không quân Mỹ miêu tả là "vũ khí tầm xa có độ chính xác cao""có thể tiêu diệt mục tiêu cố định hoặc di chuyển".

Đại tá Garry Haase, Giám đốc phụ trách bộ phận thiết kế đạn dược của AFRL bình luận rằng "Đây là giải pháp giúp triển khai các vũ khí tầm xa bằng vận tải cơ hạng nặng, đem lại "động lực mới" cho các cuộc chiến cao cấp".

Thiếu tướng Clint Hinote, Phó giám đốc phụ trách tích hợp khả năng tác chiến Không quân Mỹ bình luận trên tờ Defense News về PMC như sau:

"Dù lực lượng ném bom của chúng ta (Mỹ) hiện đại tới đâu, yêu cầu về năng lực đối với chúng sẽ chỉ ngày một tăng. Đây cũng là lý do giả thích việc sử dụng các nền tảng vận tải hàng hóa để tăng cường hỏa lực".

Theo tờ Business Insider, PMC là phương án mới nhất của Không quân Mỹ chuẩn bị cho một cuộc chiến với những đối thủ có năng lực quân sự tương đương trong một cuộc chiến tranh tương lai (được cho là Nga và Trung Quốc).

 

Từ bài học tập kích tên lửa Syria, Mỹ phát triển siêu vũ khí xuyên thủng PK Nga - Trung? - Ảnh 2.

Hai nguyên mẫu vũ khí đặt trên một Pallet trượt ra khỏi khoang chở hàng của vận tải cơ MC-130J trong thử nghiệm.

Khắc tinh của phòng không đối phương trong tương lai?

Các nguyên mẫu vũ khí được thử nghiệm trên PMC vào tháng 1/2020 có hình dáng tương tự như đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW, về bản chất là một loại bom liệng thông minh.

Đáng chú ý là vào tháng 2/2020, AFRL đã tái khởi động chương trình "Gray Wolf" (tạm dịch: Sói Xám) với cái tên mới là "Golden Horde" (Hãn quốc Kim trướng) được mô tả là "vũ khí bán tự động có khả năng kết nối mạng", "hoạt động cùng với UAV và tiêm kích trong các phi vụ".

Cho tới thời điểm hiện tại, những thông tin của chương trình Gray Wolf/Golden Horde và PMC cho chúng ta biết rằng thứ "siêu vũ khí" nói trên có thể là một dạng máy bay không người lái tấn công (UCAV) được thiết kế từ các loại bom và tên lửa GBU-39/B và AGM-154 JSOW.

 

Bom liệng GBU-39 SBD do Boeing & Saab sản xuất được Israel sử dụng thường xuyên trong các cuộc không kích tại Syria. giá thành mỗi quả bom tương đương 77000 USD.

Nói tới bom liệng GBU-39/B, chúng ta không thể bỏ qua việc Mỹ đã bán 1.000 trái bom này cho Israel vào năm 2008 và chúng đã được sử dụng thường xuyên trong các vụ đánh phá các mục tiêu dân quân thân Iran và phòng không Syria trong lãnh thổ nước này những năm qua.

Tuy nhiên, khác với bom liệng chủ yếu sử dụng trọng lực và quán tính để tiếp cận mục tiêu, chương trình Gray Wolf/Golden Horde trang bị cho nguyên mẫu vũ khí một động cơ phản lực cỡ nhỏ TDI-J85 do TDI và Northrop Grumman hợp tác phát triển.

Theo thông tin tờ The War Zone đăng tải, vũ khí được phát triển trong chương trình Gray Wolf/Golden Horde có thể hoạt động như một "bầy" vũ khí không người lái sau khi rời khỏi vận tải cơ.

Hoạt động theo "bầy" giúp vũ khí có thể áp đảo hệ thống phòng không của đối phương còn điều khiển bán tự động (còn được gọi là tăng cường khả năng tự trị/tự điều khiển) có thể tối đa hóa việc xác định mục tiêu mới trong suốt hành trình của vũ khí.

 

Từ bài học tập kích tên lửa Syria, Mỹ phát triển siêu vũ khí xuyên thủng PK Nga - Trung? - Ảnh 5.

Thiết kế của động cơ phản lực cỡ nhỏ TDI-J85.

Nhận xét về mục tiêu của chương trình Golden Horde, Thiếu tướng Anthony Genatempo, Giám đốc phụ trách điều hành vũ khí của Không quân Mỹ đưa ra mô tả:

"Bài học của cuộc tập kích (Syria vào năm 2018) là từ một số lượng công việc khổng lồ phải lên kế hoạch từ trước. Mỗi một tên lửa sẽ được lập trình với một hành trình định sẵn và tấn công mục tiêu vào một thời điểm nhất định".

Nhưng nếu thử tưởng tượng 2 tên lửa đầu tiên tiếp cận mục tiêu A và thấy rằng chúng có thể tiêu diệt mục tiêu, chúng sẽ thông báo cho 2 tên lửa đi sau để trong thời gian 4 phút tiếp theo chuyển hướng đến mục tiêu B".

Hiện vẫn chưa rõ bao giờ chương trình Golden Horde sẽ được đưa vào thử nghiệm để kết hợp với PMC trở thành một giải pháp tấn công quân sự.

 

Tuy nhiên ý tưởng về loại "siêu vũ khí" nói trên được cho là vô cùng táo bạo, mở ra khả năng vô hiệu hóa các Khu vực chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) mà các đối thủ tiềm tàng của Không quân Mỹ đang giăng sẵn ở Trung Đông, Châu Âu và Châu Á.

Từ bài học tập kích tên lửa Syria, Mỹ phát triển siêu vũ khí xuyên thủng PK Nga - Trung? - Ảnh 7.

Một nguyên mẫu vũ khí của Northrop Grumman phát triển cho chương trình Gray Wolf của AFRL.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm