Quốc tế

Tư lệnh Quân khu miền Đông đích thân ra tiền tuyến ở Kyiv, quân Nga sẽ có động thái lớn?

Tại sao Tư lệnh Quân khu miền Đông của Nga lại chịu trách nhiệm chỉ huy chiến đấu ở mặt trận Kyiv trong khi Quân khu này ở xa chiến trường Ukraine nhất.

Đàm phán tại Istanbul có những kết quả tích cực đầu tiên, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố quyết định NÓNG / Trung Quốc phủ nhận tin đồn "chấm dứt" dự án nửa tỷ USD cho nhà máy dầu khí của Nga

Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/3 cho biết, Tướng Alexander Chaiko, Tư lệnh Quân khu miền Đông của Nga, đã đến vị trí tiền phương của Quân đội Nga, cách Kyiv 30 km, để giao nhiệm vụ cho các đơn vị và làm rõ thêm tình hình.

Quân khu miền Đông tham chiến tại miền tây

Tính từ ngày 24/2, "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga tại Ukraine đã kéo dài hơn một tháng. Rõ ràng, Quân đội Nga đang chuẩn bị tập trung vào việc thay đổi thế bế tắc trên chiến trường.

Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao Tư lệnh Quân khu miền Đông của Nga lại chịu trách nhiệm chỉ huy chiến đấu ở mặt trận Kyiv? Quyền chỉ huy của Quân khu miền Đông Nga bao gồm Quân khu Viễn Đông và Quân khu Transbaikal. Nếu tính vị trí địa lý, Quân khu miền Đông của Nga ở xa chiến trường Ukraine nhất?

Tuy nhiên, các chuyên giai giải thích rằng, hiện nay lực lượng Quân đội Nga đang bao vây thủ đô Kyiv của Ukraine chủ yếu là lực lượng của Quân khu miền Đông và tấn công từ hướng Belarus.

Tư lệnh Quân khu miền Đông đích thân ra tiền tuyến ở Kyiv, quân Nga sẽ có động thái lớn? - Ảnh 1.

Tướng Alexander Chaiko, Tư lệnh Quân khu phía Đông Nga.

Cuối tháng 12 năm ngoái, Nga và Belarus đã tiến hành cuộc tập trận chung quy mô lớn mang tên "Alliance Resolve-2022" theo hai giai đoạn tại Belarus.

Nhưng trong cuộc tập trận "Alliance Resolve-2022", Quân đội Nga không điều lực lượng từ quân khu phía tây hoặc phía nam tham gia, mà điều động các cơ quan chỉ huy và đơn vị quân đội từ quân khu phía đông, cơ động hơn 9.000 km đến Belarus.

Trên thực tế, việc chuyển quân này của Nga đã thu hút sự chú ý của thế giới bên ngoài vào thời điểm đó. Lý do là việc cơ động lực lượng đường dài như vậy đã vượt quá phạm vi huấn luyện quân sự thông thường của Quân đội Nga.

Ngày 21/1/2022, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, hai tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 ở Quân khu miền Đông đã được cơ động từ khu vực Khabarovsk, miền Đông nước Nga, tới thao trường phía tây nước Nga (giáp Ukraine) bằng đường sắt.

Chính đơn vị tên lửa phòng không S-400 của Quân khu miền Đông này đã bắn hạ máy bay chiến đấu Su-27 của Ukraine ở Kyiv trong những ngày đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine.

 

Tư lệnh Quân khu miền Đông đích thân ra tiền tuyến ở Kyiv, quân Nga sẽ có động thái lớn? - Ảnh 2.

Đơn vị tên lửa phòng không S-400 của Quân khu miền Đông Nga tham gia cuộc tập trận "Alliance Resolve-2022". Ảnh: Getty

Tiếp đến ngày 27/1, 12 máy bay chiến đấu Su-35S của Quân khu miền Đông đã cất cánh từ sân bay Zemki, Komsomolsk trên sông Amur, và được triển khai tới Belarus sau một chuyến bay chuyển sân dài, có sử dụng máy bay tiếp dầu trên không.

Ngoài ra, Quân khu miền Đông Nga cũng đã điều ít nhất hai tiểu đoàn tên lửa chiến thuật Iskander và một số lượng lớn các thiết bị mặt đất như xe tăng T-80BVM đến tham gia cuộc tập trận Allied Resolve-2022.

Sự thận trọng của Tướng Chaiko trước trận đánh lớn?

Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, lực lượng chủ lực của Quân khu miền Đông của Nga từ Belarus di chuyển về phía nam với ý định đánh chiếm các vùng Kyiv và Chernihiv, đồng thời áp sát thủ đô Kyiv của Ukraine.

 

Hiện tại, quân đội Nga đã đưa được "binh lính tiếp cận thành phố" xung quanh Kyiv, bao vây thành phố từ phía tây bắc, tây và đông, đồng thời tiến hành các hoạt động "thu dọn" xung quanh Kyiv.

Ngày 25/3, tròn 30 ngày kể từ lúc phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga cho biết giai đoạn đầu của chiến dịch này đã gần như hoàn tất và Moscow sẽ tập trung vào việc "giải phóng" vùng Donbass ở phía đông Ukraine.

Hãng tin AP cho rằng lực lượng Nga ở Ukraine dường như đã chuyển trọng tâm từ cuộc tấn công trên mặt đất nhằm vào thủ đô Kyiv sang ưu tiên "giải phóng" vùng Donbass, gợi ý về một giai đoạn mới của cuộc chiến.

Trong khi đó, giới chuyên gia nhìn chung vẫn không loại trừ khả năng Nga tiếp tục chuẩn bị trận địa và hậu cần cho cuộc tổng tấn công vào Kyiv.

Tuy nhiên, nếu muốn tấn công thủ đô Kyiv, Nga phải chuẩn bị đầy đủ cả về chính trị, quân sự và chỉ huy tiền tuyến. Đây là điều dễ hiểu.

 

Tư lệnh Quân khu miền Đông đích thân ra tiền tuyến ở Kyiv, quân Nga sẽ có động thái lớn? - Ảnh 3.

Các xe quân sự Nga trên các con đường ở thị trấn Ozera, cách Kyiv 27km về phía tây bắc - Ảnh: MAXAR TECHNOLOGIES

Giữa bối cảnh đó, sự thận trọng của Tướng Chaiko trong cuộc vây hãm Kyiv là không thừa. Trong những ngày đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, quân Nga đã cố gắng áp dụng cách tiếp cận "nở hoa trong lòng địch" ở ngay đầu não của Ukraine, khi tiến hành tập kích trực tiếp vào Gostomel (hoặc Hostomel), cách sân bay Kyiv 10 km.

Đợt đổ bộ quân đầu tiên của Nga đã nhanh chóng đánh bại lực lượng bảo vệ Ukraine tại sân bay, hạ sát hơn 400 lính Ukraine, giành quyền kiểm soát toàn bộ sân bay Gostomel.

Tuy nhiên, quân đội Ukraine ngay lập tức mở cuộc phản công và giành lại quyền kiểm soát sân bay, khiến máy bay vận tải cỡ lớn của Nga khó đổ bộ tiếp viện và trang bị hạng nặng, không thực hiện các cuộc tấn công tiếp theo.

Kết quả của việc quá lạc quan vào diễn biến cuộc chiến ban đầu của Quân đội Nga, nhằm nhanh chóng kiểm soát Ukraine rõ ràng đã thất bại.

 

Khó khăn của Nga trong bảo đảm hậu cần chiến dịch

Hiện tại, nguồn cung cấp nhiên liệu, đạn dược và lương thực cũng đang kìm hãm tốc độ tấn công của quân Nga. Trước đó, đoàn xe của Quân đội Nga đã kéo dài 64 km ở Kyiv, điều đó cho thấy họ đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về công tác bảo đảm hậu cần trong các hoạt động tác chiến.

Đánh giá về chiến thuật của Quân đội Nga, có thể thấy do quá chú trọng vào tính "nhanh" trong các hoạt động tác chiến ban đầu, ý định thực hiện chiến lược "bao vây, không giao tranh" đã được áp dụng cho các thành phố quan trọng, khiến việc sử dụng các tuyến đường sắt ở Ukraine - vốn có thể đóng vai trò là "tàu tốc hành hậu cần" của quân đội Nga - gặp nhiều khó khăn.

Chiều sâu của mặt trận đã kéo dài tới 190 km. Trong khi đó, các lực lượng còn lại của quân đội Ukraine tiếp tục làm xáo trộn các tuyến vận chuyển hậu cần. Điều này sẽ chắc chắn mang lại những khó khăn nghiêm trọng cho việc bảo đảm hậu cần của Quân đội Nga.

Ngoài ra, việc sửa chữa các phương tiện chiến đấu cũng là một thách thức lớn bởi các nước phương Tây đã cung cấp một số lượng lớn vũ khí chống tăng cho Quân đội Ukraine nên các phương tiện thiết giáp của quân đội Nga đã bị tổn thất nghiêm trọng trong các hoạt động tác chiến.

 

Tư lệnh Quân khu miền Đông đích thân ra tiền tuyến ở Kyiv, quân Nga sẽ có động thái lớn? - Ảnh 4.

Một xe tăng Nga bị phá hủy trong trận giao tranh ở Lugansk, Ukraine hôm 26/2. Ảnh: AP.

Quân đội Nga khó có thể thành lập những trạm sửa chữa chiến trường tạm thời nên các phương tiện chiến đấu của Quân đội Nga bị hư hỏng chỉ có thể bỏ tại chỗ.

Tuy nhiên, Trung tá Alex Vershnin, một sĩ quan tăng thiết giáp của Quân đội Mỹ đã nghỉ hưu tin rằng, mặc dù những khó khăn về hậu cần trước mắt sẽ làm trì hoãn các hành động của Quân đội Nga nhưng nó sẽ không thể kết thúc cuộc tấn công của họ.

Ông Vershnin cho rằng, nguồn cung cấp hậu cần luôn là thách thức lớn đối với quân đội hiện đại, đặc biệt là những quân đội hoạt động trên chiến trường rộng và sâu. Ngay trong Chiến tranh Iraq năm 2003, Quân đội Mỹ cũng đã phải tạm ngừng các hoạt động do những khó khăn về bảo đảm hậu cần.

Ông Vershnin tin rằng, một khi tuyến đường sắt do quân đội Nga chiếm được và đưa vào hoạt động, các vấn đề hỗ trợ hậu cần mà Quân đội Nga phải đối mặt sẽ được giải quyết.

 

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm