Tướng Mỹ tiết lộ Bom JDAM-ER đang đe dọa Nga ở điểm nóng
Mỹ biến Ghostrider thành 'hung thần' trên không / Mỹ tính lắp tên lửa AIM-120 AMRAAM lên tiêm kích Liên Xô
Tuyên bố được vị lãnh đạo của USAFE đưa ra trong cuộc hội thảo quân sự tại Mỹ:
"Mỹ đã chuyển cho Ukraine một số bom chính xác cao được tăng tầm JDAM-ER, trang bị hệ thống dẫn đường. Vũ khí này có khả năng đánh trúng mục tiêu ở xa hơn bom thông thường. Chúng mới được bàn giao cho Kiev".
Với tầm hoạt động hiệu quả lên tới 72km khi thả ở độ cao và tốc độ lớn, so với 24km của những quả JDAM nguyên bản. JDAM-ER có tầm bay vượt trội nhờ trang bị cánh nâng gấp gọn, có thể bung ra sau khi bom tách khỏi máy bay.
Bom JDAM-ER.
"Hiện Không quân Ukraine đang sử dụng bom JDAM-ER để chống lại Nga và nó khiến lược lượng Moscow đối mặt với mối nguy hiểm lớn trên chiến trường", tướng Mỹ cho biết thêm.
Mặc dù tiết lộ về sự xuất hiện của JDAM-ER tại Ukraine nhưng tướng Mỹ không cho biết vũ khí tối tân này được trang bị trên loại chiến đấu cơ nào của Kiev.
Theo tờ War Zone, hiện chỉ MiG-29 và Su-27 của Ukraine được cho là đủ khả năng tích hợp JDAM-ER. Đây cũng chính là cặp máy bay trước đây đã được Kiev bẻ khóa để mang theo vũ khí phi tiêu chuẩn - tên lửa diệt radar AGM-88 HARM do Mỹ cung cấp.
Hiện chưa rõ số lượng JDAM-ER được Mỹ chuyển giao cho Ukraine, nhưng theo tiết lộ của tướng Mỹ: "Ukraine chỉ có đủ bom tối tân này cho vài cuộc tập kích".
Bom JDAM-ER cho phép Ukraine tấn công hàng loạt mục tiêu mới, bổ sung cho khả năng tập kích tầm xa của pháo phản lực HIMARS và những vũ khí phóng từ máy bay có sẵn trong biên chế của Kiev. Các phiên bản JDAM cũng có thể mang lượng thuốc nổ tới gần một tấn, so với phần chiến đấu chưa đến 100kg của đạn HIMARS.
Mặc dù vậy, tướng Hecker cũng thừa nhận môi trường tác chiến có thể ngăn Ukraine phát huy tối đa tính năng của bom JDAM-ER. "Chiến đấu cơ Ukraine phải bay thấp để tránh lưới phòng không đối phương. Điều này có thể hạn chế tầm hoạt động của bom", ông nói.
JDAM là loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo gắn ở phần đuôi, có thể hoạt động trong mọi điều kiện địa hình và thời tiết. Bộ điều khiển quỹ đạo bom bao gồm một hệ thống dẫn đường quán tính và hệ thống định vị GPS để nâng cao độ chính xác.
Ngoài ra, JDAM còn có các cánh nhỏ gắn ở giữa quả bom và bộ phận đuôi có điều khiển cho phép quả bom điều chỉnh hướng bay khi tiếp cận mục tiêu.
JDAM-ER là biến thể mở rộng của JDAM, có thể được gắn vào các quả bom không điều khiển, có trọng lượng từ 220 - 900kg. Sau khi được thả xuống, quả bom sẽ bung ra các cánh, cho phép bay xa
Tờ War Zone của Mỹ cho rằng, khi sở hữu loại vũ khí này, Không quân Ukraine sẽ là vấn đề lớn đối với lực lượng Nga bởi đầu đạn của JDAM-ER mang theo có có thể san phẳng các công trình lớn cùng cứ điểm quân sự kiên cố.
End of content
Không có tin nào tiếp theo