Bộ Quốc phòng Ukraine vừa công bố đóng cửa một phần không phận Biển Đen, khu vực sát Crimea để phòng S-300 và Buk-M1 trong cuộc tập trận kéo dài 5 ngày.
Ukraine sẽ đóng cửa không phận khu vực ngoài khơi Kherson từ ngày 31/10 cho đến 4/11 để tổ chức cuộc tập trận phòng không bắn đạn thật hỗn hợp bằng những hệ thống vũ khí tối tân nhất hiện có.
"Tham gia cuộc tập trận phòng không chiến thuật có sự tham gia của các vũ khí S-300PT, S-300PS, S-300V1, Buk-M1 và S-125-2D1. Tất cả những hệ thống tên lửa phòng không này sẽ tham gia bắn đạn thật và tiêu diệt mục tiêu ở nhiều khoảng cách và độ cao khác nhau để kiểm tra khả năng chiến đấu của vũ khí. Cuộc tập trận được thực hiện từ bãi thử Yagorlyk", Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong tuyên bố hôm 29/10.
Giới chuyên gia cho rằng, đây là lần thứ 3 kể từ cuối năm 2018, phòng không Ukraine tuyên bố đóng cửa không phận ngoài khơi Kherson để phóng những vũ khí phòng không mạnh nhất hiện có trong tập trận. Và điều này đang trở thành "cái gai trong mắt" Nga và Moscow có thể vô hiệu những vũ khí nếu muốn một khi chúng đe dọa đến hoạt động của lực lượng Nga trong khu vực.
Phương tiện lợi hại này được giới chuyên gia chỉ ra chính là máy bay đối kháng điện tử Il-22PP Porubschik vừa được đưa vào trang bị trong không quân chiến lược Nga tại Hạm đội Biển Đen.
Với hệ thống trinh sát và tác chiến điện tử tối tân, Porubshchik có thể vô hiệu hóa các máy bay trang bị hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm đường không, các hệ thống phòng không và máy bay có người lái lẫn không có người lái của đối phương.
Máy bay Il-22PP Porubschik có thể vô hiệu trang bị đối phương một cách có chọn lọc nhờ sử dụng biện pháp can thiệp mạnh trong khi cản trở các phương thức tác chiến điện tử tương tự của địch.
Trước khi hệ thống can thiệp điện tử khởi động, cơ chế dò thụ động trên máy bay sẽ quét các sóng radio trong khu vực tác chiến. Sau khi phát hiện các tần số hoạt động của máy bay đối phương, nhân viên vận hành hệ thống sẽ điều chỉnh để hệ thống can thiệp vào dải tần mong muốn.c
Nhờ trang bị bộ lọc tần số nên thiết bị này không gây nhiễu các hệ thống radio của quân mình. Phía Nga khẳng định hệ thống này có thể đối phó được các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại nhất trên các máy bay tối tân của nước ngoài.
"Trang bị mới đủ khả năng làm mù hệ thống điện tử trên máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm đường không (AWACS). Ngoài ra, Il-22PP Porushchik có thể đối phó hiệu quả các hệ thống phòng không hiện đại như Patriot của Mỹ hoặc bất kỳ hệ thống phòng không nào khi cần thiết", nguồn tin tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết. Ảnh trong bài: Ukraine phóng tên lửa phòng không từ Yagorlyk hồi cuối năm 2018.
Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt
Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt