Quốc tế

Ukraine muốn sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép quân đội nước ngoài đặt căn cứ quân sự

DNVN - Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexei Reznikov đã lên tiếng đề xuất loại bỏ một điều khoản trong hiến pháp liên quan đến việc cấm nước ngoài triển khai các căn cứ quân sự tại đất nước này. Ông cho rằng điều khoản này đã lỗi thời và cần được điều chỉnh.

Tương quan lực lượng xe tăng Nga – Ukraine sau hơn 18 tháng xung đột / 5 vũ khí nguy hiểm có thể giúp Nga bẻ gãy năng lực chiến đấu của Ukraine

Bộ trưởng Alexei Reznikov. Ảnh: AP

Trong một bài báo trên trang web của hãng truyền thông Liga.net, Bộ trưởng Alexei Reznikov cho biết rằng: "Điều khoản về việc không triển khai những căn cứ quân sự nước ngoài giờ đã lỗi thời. Tất nhiên, nếu cần, chúng ta có thể tìm thấy một số từ ngữ phù hợp về mặt pháp lý để không gọi một căn cứ là căn cứ mà thay vào đó là một khái niệm khác như 'trung tâm hợp tác và trao đổi kinh nghiệm'. Tuy nhiên, tốt hơn hết là loại bỏ hạn chế này để không tạo cơ hội cho những đồn đoán."

Ông cũng đề xuất thêm một điều khoản mới trong hiến pháp cho phép Ukraine tự lựa chọn các cơ chế đảm bảo an ninh của mình, bao gồm cả việc tham gia các hiệp ước và tổ chức quốc tế. Điều này nhằm xác định rõ ràng "ý tưởng về tiến trình châu Âu và châu Âu-Đại Tây Dương" được ghi nhận trong đoạn 5 của lời mở đầu hiến pháp.

Kể từ năm 2017, Ukraine đã tuyên bố gia nhập NATO là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình. Mặc dù đã có các sửa đổi trong hiến pháp liên quan đến vấn đề này vào năm 2019, nhưng việc loại bỏ hoặc thay đổi các hạn chế về căn cứ quân sự nước ngoài tiếp tục là một vấn đề quan trọng mà nước này đang phải đối mặt.

Tuy nhiên, việc Ukraine gia nhập NATO vẫn còn nhiều khó khăn và phải tuân thủ các yêu cầu của các đồng minh. Trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Litva vào tháng 7, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết các quốc gia thành viên đã thực hiện một số bước hỗ trợ Ukraine, bao gồm chương trình hỗ trợ quân sự kéo dài và việc thành lập Hội đồng NATO-Ukraine.

Tuy nhiên, tuyên bố cuối cùng do ông Stoltenberg đọc nói rằng Ukraine sẽ nhận được lời mời gia nhập NATO khi các đồng minh đạt được sự đồng thuận và tất cả những điều kiện được đáp ứng.
Tại 1 cuộc họp báo sau đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ sự không hài lòng với quyết định này, nói rằng kết quả của hội nghị thượng đỉnh không lý tưởng đối với Kiev vì họ không nhận được lời mời gia nhập NATO.

Việt Anh (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm